Bộ Công Thương ký biên bản ghi nhớ với Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc


(CHG) Thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường là những nội dung chính trong biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc.

Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường.
Theo đó, nội dung chính trong thỏa thuận hợp tác của Bộ Công Thương Việt Nam và Tổng cục Quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ căn cứ nguyên tắc và mục tiêu, hai Bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực quản lý thị trường, cụ thể công tác phòng, chống và xử lý hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về phía Bộ Công Thương Việt Nam, Tổng cục Quản lý thị trường được chỉ định là đơn vị đầu mối liên hệ triển khai thực hiện Biên bản ghi nhớ, còn phía Trung Quốc là Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Quản lý giám sát thị trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hằng năm hoặc định kỳ, hai Bên sẽ thảo luận và quyết định các hình thức hợp tác phù hợp với các thủ tục, quy định pháp luật hiện hành của mỗi quốc gia và những ưu tiên chiến lược của các bên, đặc biệt tập trung vào các vấn đề như: chia sẻ thông tin về kinh nghiệm chuyên môn và các vấn đề được quan tâm song phương trong lĩnh vực quản lý thị trường; Hợp tác trợ giúp tăng cường năng lực chuyên môn thường xuyên cho công chức hành chính; trao đổi văn bản và các tài liệu pháp luật khác./.

Sáng 26/6, Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc đã được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, do Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường chủ trì.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Trung Quốc, cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tới Trung Quốc sau 7 năm. Chuyến thăm là hoạt động gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa lãnh đạo chủ chốt hai nước sau khi Trung Quốc kiện toàn các chức danh lãnh đạo Nhà nước khóa mới.
Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đang duy trì xu thế phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực. Tin cậy chính trị Việt Nam - Trung Quốc được tăng cường; hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư duy trì tăng trưởng. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc trên thế giới; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN.

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3