Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn mới: Hàng không, đường sắt vẫn “chặt”


(CHG) Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải với 5 lĩnh vực.

Nhiều điểm mới: Khách đi đường bộ, đường sông, đường biển không phải xét nghiệm

Hướng dẫn tạm thời này áp dụng với hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Hướng dẫn vận tải mới lần này của Bộ Giao thông vận tải cũng gắn liền với phạm vi đánh giá cấp độ dịch.

Về cấp độ: Hướng dẫn theo các cấp độ: Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Phạm vi đánh giá cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.

Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn mới: Hàng không, đường sắt vẫn “chặt”
 Cuộc họp triển khai nội dung hướng dẫn tại cơ quan bộ giao thông vận tải lúc 1 giờ sáng 17-10.

Đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.

Về xét nghiệm y tế: Bộ Giao thông vận tải chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.

Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn mới: Hàng không, đường sắt vẫn “chặt”
Bộ Giao thông vận tải cho biết, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa. Ảnh minh họa: Vnexpress

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc-xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ.

Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch Covid-19 đối các với đối tượng áp dụng tại hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.

Chưa áp dụng đối với hàng không và đường sắt

Theo Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nhằm khôi phục lại hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) phù hợp với công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cho biết, hướng dẫn tạm thời mới này chỉ điều chỉnh các quy định tổ chức vận tải đối với 3 lĩnh vực đường bộ, hàng hải và đường thủy nội địa.

Riêng hàng không và đường sắt tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành cho đến ngày 20-10. Đối với hàng không là các hướng dẫn số 1776 và 1786. Với đường sắt là quyết định số 1782.

Bộ Giao thông vận tải đã giao nhiệm vụ cho Cục Hàng không Việt Nam và Cục Đường sắt Việt Nam có báo cáo sơ kết, đánh giá thời gian thực hiện thí điểm tổ chức vận tải hành khách, đồng thời đề xuất phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện giai đoạn tiếp theo; khẩn trương báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét, đánh giá và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch xem xét, quyết định.

Bộ Giao thông vận tải cũng cho hay, hướng dẫn này nhằm bảo đảm thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.

Chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động của 5 lĩnh vực.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3