Bộ GTVT: Ban hành thông tư bãi bỏ một số quy định liên quan đến vận tải đường bộ quốc tế


(CHG) Theo Bộ GTVT, đơn vị vừa ban hành Thông tư 05/2022 bãi bỏ một số quy định liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép về vận tải đường bộ quốc tế giữa các nước Tiểu vùng Mê Công.

Theo đó, bãi bỏ một số quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công (bao gồm Campuchia và Lào).

Cụ thể, bãi bỏ khoản 4 Điều 4 về quy định đối với phương tiện: Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của nước đến không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp có lý do chính đáng (như thiên tai, tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn 01 lần với thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh”.

Bộ GTVT ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGTVT bãi bỏ một số quy định liên quan đến vận tải đường bộ quốc tế giữa các nước Tiểu vùng Mê Công

Bộ GTVT  bãi bỏ một số quy định liên quan đến vận tải đường bộ quốc tế giữa các nước Tiểu vùng Mê Công

Bãi bỏ Điều 6 về cấp phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã và Điều 7 về cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS cho phương tiện.

Ngoài ra, Thông tư 05/2022/TT-BGTVT cũng bỏ cụm từ “Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này” tại khoản 2 Điều 4: “Ký hiệu phân biệt quốc gia của phương tiện: mỗi phương tiện tham gia giao thông qua lại biên giới ngoài biển số đăng ký theo quy định phải đặt sau xe (không đặt trùng với biển số) ký hiệu phân biệt quốc gia. Mẫu ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Đồng thời, vẫn giữ nguyên quy định về phạm vi hoạt động của phương tiện: Phương tiện vận tải liên quốc gia được phép qua lại biên giới theo các cặp cửa khẩu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này; Phương tiện vận tải quá cảnh được phép vận chuyển theo các cặp cửa khẩu và tuyến quá cảnh được quy định tại Phụ lục II của Thông tư; Phương tiện không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của một Bên ký kết.

Cùng với đó, phương tiện khi qua lại biên giới phải có các giấy tờ có giá trị sử dụng quy định tại Phụ lục III của Thông tư và phải xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Trường hợp các giấy tờ nêu trên không in song ngữ gồm tiếng Việt và tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch tiếng Anh do cơ quan phát hành loại giấy tờ đó cấp hoặc do cơ quan công chứng hợp pháp xác nhận.

Còn lại: 1000 ký tự
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19

Đề tài Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19 do ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn ở tỉnh Bình Thuận

​CHG - Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của đất nước hiện nay. Đã có những tín hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả và kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm “cận kề” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phát huy được các lợi thế, điểm mạnh của mình.

Xem chi tiết
Tỉnh An Giang phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

​CHG - Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3