Bộ Tài chính: Rà soát điều kiện hoạt động các doanh nghiệp ​thẩm định giá


(CHG) Trước những sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá, Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, chấn chỉnh, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá. Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gần 30 doanh nghiệp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của 5 doanh nghiệp.

Thời gian qua,  11 vụ án có liên quan đến hoạt động thẩm định giá bị khởi tố. Lùm xùm gần đây nhất là câu chuyện liên quan đến việc sản xuất và “thổi giá” kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bị khởi tố hình sự vì vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, ngày 24-2-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Sau khi nghị định mới có hiệu lực từ ngày 1-5-2021, số lượng doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá giảm đáng kể, đồng thời số lượng doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh và thu hồi giấy phép tăng đáng kể.

Theo Bộ Tài chính, qua rà soát điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trong năm 2022, chỉ có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động so với tổng số 364 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2021. Kết quả rà soát điều kiện hành nghề của các thẩm định viên về giá cho thấy, cả nước chỉ có 1.460 thẩm định viên về giá được phép hành nghề trên tổng số 1.828 thẩm định viên hành nghề trong năm 2021.

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thẩm định giá

Chấn chỉnh hoạt động  của các doanh nghiệp thẩm định giá

Cũng theo giới chuyên môn khẳng định, những quy định mới đã siết lại các “lỗ hổng” về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, góp phần thanh lọc những doanh nghiệp, thẩm định viên thiếu năng lực trong lĩnh vực rất nhạy cảm này.

Thực tế, số lượng doanh nghiệp thẩm định giá phát triển “nóng” trong thời gian trước đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách cắt bớt quy trình thẩm định giá, dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ, đồng thời là nguyên nhân của hàng loạt vi phạm ẩn khuất bóng dáng của những công ty thẩm định giá trong các vụ việc mua bán tài sản của Nhà nước gây bức xúc trong dư luận và xã hội.

Đáng quan ngại là sai phạm trong thẩm định giá như: không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, tiết lộ thông tin, làm sai lệch hồ sơ hoặc sai lệch thông tin... khiến cho tài sản nhà nước bị bán với giá thấp hoặc mua sắm tài sản nhà nước với giá cao hơn giá thị trường, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tha hóa tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Dư luận không khỏi bức xúc và nghi hoặc về đạo đức thẩm định viên khi để Tổng giám đốc Việt Á móc ngoặc với các bên nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45%, hay vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Y dược Vimedimex thông đồng với Công ty Thẩm định giá và đầu tư Hà Nội để dìm giá đất trên chứng thư thẩm định gây thiệt hại tài sản nhà nước hàng trăm tỷ đồng...

Cục Quản lý giá thừa nhận, dù cơ quan quản lý nhà nước dùng nhiều quy định, thanh tra giám sát, tuyên truyền, tuy nhiên, tình trạng thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá thông đồng, cấu kết với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, làm sai lệch, thao túng kết quả thẩm định giá vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chất lượng hoạt động thẩm định giá, các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính tiếp tục siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá, hoàn thiện cơ chế thẩm định giá, cơ chế kiểm soát, chế tài đối với các doanh nghiệp thẩm định giá, đồng thời, điều chỉnh tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thẩm định viên về giá.

Loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân hạn chế năng lực, thiếu trung thực, kinh doanh chộp giật và không tuân thủ đúng pháp luật, tin tưởng rằng hoạt động thẩm định giá sẽ ngày càng thiết thực cho vận hành của nền kinh tế thị trường, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3