Bộ Tài chính: Rà soát điều kiện hoạt động các doanh nghiệp ​thẩm định giá


(CHG) Trước những sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá, Bộ Tài chính yêu cầu rà soát, chấn chỉnh, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá. Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gần 30 doanh nghiệp và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của 5 doanh nghiệp.

Thời gian qua,  11 vụ án có liên quan đến hoạt động thẩm định giá bị khởi tố. Lùm xùm gần đây nhất là câu chuyện liên quan đến việc sản xuất và “thổi giá” kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á bị khởi tố hình sự vì vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, ngày 24-2-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Sau khi nghị định mới có hiệu lực từ ngày 1-5-2021, số lượng doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá giảm đáng kể, đồng thời số lượng doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh và thu hồi giấy phép tăng đáng kể.

Theo Bộ Tài chính, qua rà soát điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá trong năm 2022, chỉ có 279 doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động so với tổng số 364 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2021. Kết quả rà soát điều kiện hành nghề của các thẩm định viên về giá cho thấy, cả nước chỉ có 1.460 thẩm định viên về giá được phép hành nghề trên tổng số 1.828 thẩm định viên hành nghề trong năm 2021.

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thẩm định giá

Chấn chỉnh hoạt động  của các doanh nghiệp thẩm định giá

Cũng theo giới chuyên môn khẳng định, những quy định mới đã siết lại các “lỗ hổng” về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, góp phần thanh lọc những doanh nghiệp, thẩm định viên thiếu năng lực trong lĩnh vực rất nhạy cảm này.

Thực tế, số lượng doanh nghiệp thẩm định giá phát triển “nóng” trong thời gian trước đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách cắt bớt quy trình thẩm định giá, dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ, đồng thời là nguyên nhân của hàng loạt vi phạm ẩn khuất bóng dáng của những công ty thẩm định giá trong các vụ việc mua bán tài sản của Nhà nước gây bức xúc trong dư luận và xã hội.

Đáng quan ngại là sai phạm trong thẩm định giá như: không tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, tiết lộ thông tin, làm sai lệch hồ sơ hoặc sai lệch thông tin... khiến cho tài sản nhà nước bị bán với giá thấp hoặc mua sắm tài sản nhà nước với giá cao hơn giá thị trường, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tha hóa tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát tài sản nhà nước.

Dư luận không khỏi bức xúc và nghi hoặc về đạo đức thẩm định viên khi để Tổng giám đốc Việt Á móc ngoặc với các bên nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45%, hay vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Y dược Vimedimex thông đồng với Công ty Thẩm định giá và đầu tư Hà Nội để dìm giá đất trên chứng thư thẩm định gây thiệt hại tài sản nhà nước hàng trăm tỷ đồng...

Cục Quản lý giá thừa nhận, dù cơ quan quản lý nhà nước dùng nhiều quy định, thanh tra giám sát, tuyên truyền, tuy nhiên, tình trạng thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá thông đồng, cấu kết với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, làm sai lệch, thao túng kết quả thẩm định giá vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chất lượng hoạt động thẩm định giá, các chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính tiếp tục siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá, hoàn thiện cơ chế thẩm định giá, cơ chế kiểm soát, chế tài đối với các doanh nghiệp thẩm định giá, đồng thời, điều chỉnh tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thẩm định viên về giá.

Loại trừ các doanh nghiệp, cá nhân hạn chế năng lực, thiếu trung thực, kinh doanh chộp giật và không tuân thủ đúng pháp luật, tin tưởng rằng hoạt động thẩm định giá sẽ ngày càng thiết thực cho vận hành của nền kinh tế thị trường, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3