Buổi làm việc nhằm đánh giá tình hình, kết quả công tác quản lý thị trường (QLTT) 8 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, lực lượng QLTT tập trung giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực này và phát hiện nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước. Cụ thể, tính từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT đã kiểm tra 50.445 vụ, phát hiện, xử lý 35.510 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý là 674 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 342 tỷ đồng (tăng 20%), trị giá hàng hóa tịch thu gần 148 tỷ đồng (tăng 6%), trị giá hàng hóa tiêu hủy và buộc tiêu hủy trên 184 tỷ đồng (tăng 86%). Đã thu nộp ngân sách nhà nước 395 tỷ đồng (tăng 11%).
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với các địa phương và Tổng cục Quản lý thị trường. Ảnh: Cấn Dũng |
Buổi làm việc cũng ghi nhận các ý kiến phát biểu của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Các ý kiến đều tập trung nêu bật được những khó khăn, vướng mắc trong cuộc chiến chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chân chính. Các ý kiến đại biểu cũng đánh giá cao, quyết tâm, nỗ lực của lực lượng QLTT trong vai trò lực lượng chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Cấn Dũng |
Đánh giá cao những kết quả mà lực lượng QLTT làm được, đạt được trong 8 tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trong 8 tháng qua, toàn lực lượng đã chú trọng triển khai nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện khá nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, tích cực và chủ động tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giúp ngành có thêm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.
Đặc biệt, Bộ trưởng ghi nhận, trong 8 tháng đầu năm 2024, lực lượng QLTT cả nước đã triển khai nhiều đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, thanh tra chuyên ngành có trọng tâm, trọng điểm, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm, nhất là trong các đợt cao điểm Tết và các ngày lễ lớn trong năm.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng trong 8 tháng qua, lực lượng QLTT vẫn còn những vấn đề tồn tại cần tiếp tục khắc phục, như: Hiệu quả công tác QLTT, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn; tình trạng hàng giả, hàng lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi, có hệ thống; tình hình kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên không gian mạng vẫn còn phổ biến; số vụ xử lý đã tăng so với năm trước nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô của thương mại điện tử nước ta hiện nay.
Nguồn: Công thương
(CHG) Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ với những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những thách thức không nhỏ đến từ tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi, có tổ chức. Trước thực trạng đó, lực lượng Công an nhân dân đã và đang khẳng định vai trò là “lá chắn thép”, “tuyến đầu” trong cuộc chiến phòng, chống các loại tội phạm này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và góp phần giữ vững sự ổn định của nền kinh tế đất nước.
Xem chi tiếtBài báo: “Vai trò tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Th.S. Nguyễn Bá Thanh - Trường Đại học Tài chính – Marketing thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn là vũ khí sắc bén, là người bạn đồng hành trung thành của cách mạng. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và oanh liệt, từng trang báo, từng bài viết không chỉ là bản tin thông thường mà còn là những “viên đạn tư tưởng”, là lời hịch hiệu triệu cả dân tộc đứng lên giành độc lập, tự do.
Xem chi tiếtBài báo Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai do ThS. Nguyễn Thị Thu Hương (Khoa Quản trị và Marketing - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.
Xem chi tiết