(CHG) Cà phê của Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại thị trường Anh khi nhu cầu của người dân nước này ngày càng tăng cao, cùng với sự trợ lực của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh ( UKVFTA).
Năm 2021, theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC, tổng nhập khẩu cà phê từ thị trường thế giới vào Vương quốc Anh đạt 203,38 nghìn tấn, trị giá 945,56 triệu USD. Trong đó, EU hiện vẫn là thị trường cung ứng cà phê lớn nhất vào thị trường Anh, trong khi châu Á (có Việt Nam) chỉ mới cung cấp khoảng 90 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, cà phê của Việt Nam và một số nhà cung ứng khác cũng đã được các nhà rang xay quốc tế trong đó có cả của EU thu mua, đóng gói sau đó xuất khẩu vào thị trường Anh với nhãn mác của họ.
![]() |
Việt Nam cần tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang Anh |
Năm 2022, doanh thu thị trường cà phê ở Anh ước đạt 8,81 tỷ USD và được dự kiến tăng trưởng 10,89%/năm giai đoạn 2022-2025.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 50,3 triệu USD, tăng 145,84% về lượng và tăng 196,67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại để thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang Anh. Theo cam kết, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hạt hàng đầu thế giới nhưng về thương hiệu cà phê thành phẩm thì chưa thực sự nổi bật như Italia, Pháp, Thụy Sỹ.
Trong đó, khẩu vị của người Anh không uống đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam mà thích uống cà phê hòa tan hơn nên cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó tiêu thụ ở thị trường này.
Cùng với đó, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, cách pha chế như thế nào. Do vậy, các nhà phân phối sẽ chọn các sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người Anh để mở rộng thị phần tại thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư những vùng trồng sản xuất cà phê Arabica có chất lượng tốt, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.
Hiện Việt Nam được xếp vị trí thứ 10 trong 10 nước có văn hóa cà phê độc đáo trên thế giới và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Bên cạnh quy mô doanh số xuất khẩu và nền văn hóa cà phê phong phú, cà phê Việt Nam còn được biết đến nhiều hơn về chất lượng. |
Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết