TÓM TẮT:
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang, thông qua khảo sát 400 sinh viên trong các khối ngành Kinh tế (Kế toán - Kiểm toán, Thương mại, Quản trị kinh doanh và Tài chính - Ngân hàng). Thống kê mô tả (Descriptive Statistics), Kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng. Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên khối ngành Kinh tế, sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần, gồm: Định hướng nghề nghiệp; Phát triển kỹ năng mềm; Mạng lưới kết nối; Phục vụ cộng đồng; Lợi ích liên quan đến công việc. Từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý giải pháp nhằm góp phần gia tăng ý định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang.
Từ khóa: sinh viên, tổ chức sinh viên, khối ngành Kinh tế, Trường Đại học Văn Lang.
Mô hình các câu lạc bộ (CLB) trong trường học được thành lập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên. Sự phát triển của các tổ chức ngoài lớp học đồng hành cùng với sự phát triển của các cơ sở giáo dục và đào tạo mang lại hiệu quả tốt hơn cho sinh viên. Đây là mô hình được phát triển dựa trên nền tảng mô hình tổ chức của các câu lạc bộ mang tính chất tự phát và được thành lập trong các trường đại học và cao đẳng. Các tổ chức sinh viên đại học cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội để làm quen với cuộc sống trong một tổ chức. Sự tham gia của tổ chức sinh viên đại học mang lại thêm giá trị hài lòng của sinh viên đại học, tăng cường sự hợp tác của trường học và cộng đồng, đồng thời nâng cao sự phát triển trí tuệ. Trường Đại học Văn Lang (VLU) nói chung và khối ngành Kinh tế (bao gồm Khoa Kế toán - Kiểm toán, Khoa Thương mại, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Tài chính - Ngân hàng) nói riêng, đều có bề dày cả về đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động của CLB, đội nhóm, tổ chức sinh viên. Sinh viên ở khối ngành Kinh tế khá năng động, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa do lớp, trường tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên thờ ơ, chưa cảm nhận được hết ý nghĩa của việc tham gia vào các tổ chức sinh viên. Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên sẽ góp phần giúp sinh viên VLU đưa ra quyết định có nên tham gia vào các tổ chức sinh viên hay không, đồng thời giúp sinh viên có thể cân bằng và phát triển toàn diện cả về chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
Hội nhóm sinh viên, CLB sinh viên hay tổ chức sinh viên là một nhóm xã hội hoặc tổ chức được điều hành bởi sinh viên các viện đại học, các cơ sở đại học - cao đẳng với các hội viên điển hình chỉ bao gồm các sinh viên và cựu sinh viên. Mục đích lập ra CLB sinh viên nhằm thực hành và phổ biến, lan tỏa một sở thích chuyên sâu nào đó hoặc để quảng bá chương trình dạy nghề hay các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Ví dụ về các hội nhóm sinh viên thường thấy ở hầu hết các trường đại học là các Hội Du học sinh, CLB tranh biện, CLB nhạc, CLB theo chuyên ngành của sinh viên. Bên cạnh đó, các tổ chức sinh viên hay CLB còn là một loại hình tổ chức, vừa là một phương thức hoạt động, vừa là một bộ phận quan trọng trong một tổ chức, nhằm hỗ trợ giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày đáp ứng những nhu cầu chính đáng của các thành viên.
Quyết định hành vi, theo Ajzen (1991) được xem là “bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Ajzen cũng nhấn mạnh: “khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn”.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tại Trường Đại học Hùng Vương, theo Hà Nam Khánh Giao, Đào Thị Kim Phượng (2021) đã nghiên cứu chỉ ra 8 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên gồm: Liên hệ giữa các cá nhân; Cải tiến; Nghề nghiệp; Giá trị; Xã hội; Hiệu quả truyền thông; Hiểu biết; Bảo vệ. Tại đó, sự liên kết giữa các cá nhân có tác động mạnh mẽ nhất đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên. Nghiên cứu của Laura Munoza, Richard Millera và Sonja Martin Pooleb (2016) cho rằng việc áp dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong các tổ chức sinh viên sẽ dẫn đến tăng cường sự tham gia của sinh viên, đồng thời cung cấp thêm trải nghiệm học tập như: kinh nghiệm thực tiễn, phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng kết nối. Đặc biệt, trong lý thuyết phát triển của sinh viên khi tham gia vào các tổ chức sinh viên của Checking (1969) đã chỉ ra 3 trong số những ảnh hưởng chính, đó là: (1) Phát triển năng lực (trí tuệ, thể chất, giao tiếp), (2) Mục tiêu nghề nghiệp, (3) Tương hỗ và đồng cảm hơn với cộng đồng.
Dựa trên các phân tích tổng hợp được nêu ở trên, chúng tôi xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố, trong đó: biến phụ thuộc là quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên và 5 biến độc lập là: Định hướng nghề nghiệp, Phát triển kỹ năng mềm, Mạng lưới kết nối, Phục vụ cộng đồng, Lợi ích liên quan đến công việc. Giả thuyết được đưa ra là: mốì quan hệ giữa các biến độc lập này với quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên là mối quan hệ thuận.
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mục tiêu cho nghiên cứu này bao gồm sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang đang học hệ đại học. Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức gồm 28 biến quan sát để xác định yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp hỗn hợp thông qua phát bảng hỏi với kích thước mẫu hơn 300 sinh viên để đánh giá thang đo, cũng như kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình. Sau khi thu thập và loại bỏ các bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, tác giả tiến hành mã hóa và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
Hệ số kiểm định Bartlett Sig=0,000 và hệ số KMO là 0,898 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhân tố phân tích, thỏa mãn điều kiện cần cho phân tích nhân tố. Bên cạnh đó, hệ số tổng phương sai trích là 67,355% cho biết các biến sử dụng trong nghiên cứu giải thích 67,355% cho các nhân tố quan sát. Hệ số Cronbachs Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến. Quan sát đều lớn hơn 0,3 nên khẳng định thang đo của các biến này là phù hợp. Các thang đo thể hiện được nội hàm của nhân tố dùng phân tích.
Kết quả quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0.5 và được gom thành 6 nhân tố. Phân tích tương quan cho thấy, mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ở mức trung bình, mô hình có khả năng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy (Bảng 1) cho thấy, mô hình đưa ra là phù hợp thông qua các giá trị: Hệ số Durbin- Watson = 1,867 <3 nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Biến lợi ích liên quan tới công việc có giá trị Sig = 0.843 > 0.05, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc. Các biến còn lại gồm: Định hướng nghề nghiệp, Phát triển kỹ năng mềm, Mạng lưới kết nối, Phục vụ cộng đồng đều có giá trị Sig < 0.05, do đó các biến này đều có ý nghĩa thống kê, đều tác động lên biến phụ thuộc. Hệ số hồi quy các biến độc lập này đều mang dấu dương, như vậy các biến độc lập có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc.
+ Yếu tố định hướng nghề nghiệp có tác động thuận đến ý định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên. Điều này cho thấy sinh viên khối ngành kinh tế muốn thông qua các hoạt động của các tổ chức sinh viên để nhận thức rõ hơn về thông tin của doanh nghiệp, phân biệt được sự khác nhau giữa các ngành nghề, có thêm kỹ năng trả lời phỏng vấn, tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp,…
+ Yếu tố phát triển kỹ năng mềm có tác động thuận đến ý định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên. Điều này cho thấy sinh viên khối ngành Kinh tế muốn thông qua các hoạt động của các tổ chức sinh viên để có thể vận dụng sâu hơn các kỹ năng: giao tiếp, lãnh đạo, thuyết trình, làm việc nhóm.
+ Yếu tố mạng lưới kết nối có tác động thuận đến ý định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên. Điều này cho thấy sinh viên khối ngành Kinh tế muốn thông qua các hoạt động của các tổ chức sinh viên tìm kiếm cơ hội kết nối với những doanh nghiệp lớn, uy tín; kết nối với các sinh viên khoa khác; kết nối với các tổ chức chuyên nghiệp; hay giao lưu với cựu sinh viên. Từ đó, tạo ra các mối quan hệ lành mạnh, giúp đỡ cho cơ hội thăng tiến cho sự nghiệp trong tương lai.
+ Yếu tố phục vụ cộng đồng có tác động thuận đến ý định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên. Điều này cho thấy sinh viên khối ngành Kinh tế muốn thông qua các hoạt động của các tổ chức sinh viên mong muốn giúp đỡ những nhóm yếu thế, những người kém may mắn hơn mình, những việc này xuất phát từ thái độ cá nhân sinh viên với trách nhiệm xã hội và sự quan tâm đến người khác.
Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các tổ chức sinh viên của sinh viên khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Văn Lang, bao gồm: Định hướng nghề nghiệp, Phát triển kỹ năng mềm, Mạng lưới kết nối, Phục vụ cộng đồng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây và phù hợp với các nhân tố được đề cập trong khung lý thuyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
|
Nguồn: Tạp chí công thương
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết