Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh


Bài báo nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh" do Lưu Thanh Tâm (Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

TÓM TẮT:

Thất nghiệp  luôn là vấn đề  cấp bách của mỗi quốc gia. Ở  nước ta tại thời điểm hiện tại, vấn đề thất nghiệp do ảnh ảnh hưởng từ dịch bệnh diễn ra trong những năm vừa qua khiến số người lao động thất nghiệp gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Thế hệ Z (Gen Z) đang phải liên tục thay đổi giữa mạng xã hội, học tập, công việc, giải trí… Họ phải đối mặt với các thách thức về sức khỏe thể chất và tinh thầncùng với nhiều yếu tố kháctạo áp lực lên GenZ. Để tìm ra nguyên nhân của vấn đề, nghiên cứu đã sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến để thu nhập dữ liệu sơ cấp. Từ đó, bài viết đề ra giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Từ khóa: tình trạng thất nghiệp, việc làm, Gen Z, thất nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trong các lĩnh vực  kinh tế, xã hội… nhưng cũng gặp một số vấn đề khó khăn trong phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia tăng. Do đó, thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực thực hiện các giải pháp chống suy thoái và dự báo tình hình kinh tế trong nước, kinh tế thế giới để điều chỉnh, điều hành tốt nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là giảm được tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Thông qua Hình 1, tác giả đã tổng hợp được từ báo cáo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tổng quan hơn về vấn đề nhóm đang nêu diễn biến tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý giai đoạn 2020-2023 ở Thành phố Hồ Chí Minh

that nghiep

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1 cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm quý III năm 2023 không thay đổi so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước, lao động ở khu vực công nghiệp và xây dựng chịu tác động nhiều nhất.

Sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu; xung đột giữa Nga - Ukraine; lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt,… làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn cũng bị suy giảm, dẫn tới các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng, gây khó khăn cho việc sản xuất. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động tiếp tục bị mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong bối cảnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các địa phương nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng các chế độ, chính sách cho người lao động; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm, đặc biệt là các phiên giao dịch việc làm chuyên đề theo từng loại lao động, cụm doanh nghiệp để nhanh chóng kết nối việc làm cho người lao động. Các địa phương cũng đã đẩy mạnh giải ngân vốn cho vay giải quyết việc làm, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, về cơ bản, tình hình thiếu việc làm quý này không thay đổi nhiều so với quý trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý III/2023 là 1,83% thấp hơn so với khu vực nông thôn (2,19%). So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn giảm 0,12 điểm phần trăm và giảm 0,01 điểm phần trăm, trong khi đó khu vực thành thị tăng 0,17 điểm phần trăm và tăng 0,35 điểm phần trăm.

Sau cùng nhóm muốn mang đến cái nhìn tổng quát về các yếu tố dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi lao động.  

2. Nội dung

2.1. Tổng quan

Hình 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng thất nghiệp của Gen Z tại

 TP. Hồ Chí Minh hiện nay

thất nghiệp

Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động

Thành phố Hồ Chí Minh

Vậy câu hỏi được đặt ra là “Người thất nghiệp nhiều nhưng tại sao không tìm ra ứng viên và các ứng viên Gen Z sau khi ra trường thì họ đi về đâu?”, đó là vấn đề nan giải của xã hội và thu hút được sự quan tâm nhiều thành phần lao động trong xã hội. Ngoài những yếu tố vĩ mô như chiến tranh, lạm pháp, dịch bệnh… thì các yếu tố như các mối quan hệ trong doanh nghiệp, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, chính sách thu hút nhân tài,… đều đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quyết định có chọn công việc hay doanh nghiệp đó hay không.

Theo dữ liệu mà tác giả thu thập được từ khảo sát 150 sinh viên tốt nghiệp sau 6 tháng trong khoảng thời gian tháng 7/2023 đến 12/2023, có thể thấy rằng: Trình độ lao động là yếu tố tác động cao nhất chiếm 38%, bên cạnh đó Chính sách đào tạo khá cao với 24%, Chế độ lương thưởng chiếm 19%, Môi trường làm việc 14% và còn 5% thuộc các yếu tố khác. Từ đó cho thấy, với xu hướng tối giảm nhân sự nhưng mong muốn gia tăng năng suất thì các doanh nghiệp đang mong muốn người lao động nói chung và lao động Gen Z nói riêng phải có được trình độ chuyên môn cao, có thể làm được đa dạng và kiêm được khối lượng công việc cao hơn trước. Còn về phía người lao động vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp về yếu tố trình độ lao động.

Từ kết quả khảo sát, nhóm chúng tôi đã khảo sát và nhận được 260 phiếu trả lời, trong đó có 10 phiếu trả lời hợp lệ. Qua khảo sát thấy, có 191 người lao động ở độ tuổi 18 đến 23 tuổi (chiếm 76,4%), 44 người lao động từ 24 đến 28 tuổi (chiếm 17,6%) về đề tài “Các yếu tố dẫn đến tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay”. Dựa vào kết quả thu được, thấy rằng, trong 250 phiếu hợp lệ thì có 84,4% người lao động Gen Z đồng ý về việc sẽ tìm ra giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay, còn lại 15,6% người lao động Gen Z cảm thấy không cần thiết tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này. Qua biểu đồ kết quả thu về cho thấy, hầu hết những người lao động Gen Z đều mong muốn tìm ra giải pháp để có thể xác định và tìm kiếm công việc phù hợp hơn với bản thân mình.

2.2. Mô hình lý thuyết được đề xuất

Chế độ lương thưởng phúc lợi: Theo Lê Thị Ánh (2021) - Phúc lợi là gì? Tầm quan trọng của phúc lợi trong doanh nghiệp thì phúc lợi là một trong những điều người đi làm quan tâm khi tìm kiếm và quyết định công việc bên cạnh lương thưởng. Chế độ phúc lợi phản ánh được môi trường làm việc và chất lượng lao động của nhân viên. 

Theo quy định mới nhất tại điều 104, Bộ luật Lao động năm 2019 đang áp dụng hiện nay thì:

Môi trường làm việc: Theo Calrson (1980) là cả mục tiêu và quá trình thực hiện liên tục để đạt được mục tiêu. Khi là mục tiêu, môi trường làm việc hay chất lượng của môi trường làm việc là sự cam kết của tổ chức để cải thiện công việc: tạo ra sự thu hút, sự thỏa mãn và công việc hiệu quả và môi trường làm việc cho mọi người ở mọi cấp bậc của tổ chức. Khi là một quá trình, môi trường làm việc hay chất lượng của môi trường làm việc kêu gọi những nỗ lực để thực hiện mục tiêu này thông qua sự tham gia tích cực của tất cả các cá nhân trong tổ chức.

Theo Beukema (1987) là một mức độ cho phép nhân viên có thể sắp đặt công việc chủ động, phù hợp với sự chọn lựa, sự quan tâm và nhu cầu. Nó là mức độ quyền lực mà một tổ chức trao cho nhân viên của nó để thực hiện công việc. Định nghĩa này nhấn mạnh đến chọn lựa của nhân viên về sự hứng thú trong khi thực hiện công việc.

Trình độ lao động: Là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực, thẩm quyền của bạn trong một lĩnh vực cụ thể (ví dụ như kỹ sư xây dựng). Trình độ chuyên môn được sử dụng cho những người ở các trình độ nhất định như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Văn bằng, Trung cấp, Sơ cấp,… Ví dụ về bằng cấp chuyên môn như: Kỹ sư Khoa học Máy tính, Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Tiến sĩ Y Dược,… Trình độ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng. Chắc hẳn ai cũng có chương trình học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 12 giống nhau. Tuy nhiên, để có thể làm những công việc khác nhau trong cuộc sống, mỗi người sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên môn khác nhau.

Chính sách đào tạo, phát triển: Theo báo cáo đăng trên The International Journal of Business and Management Research vào năm 2019, 90% nhân viên đồng ý rằng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể thu về lợi nhuận dài hạn và “đứng vững” trong thị trường đầy biến động. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động này nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, khắc phục những thiếu sót để cải thiện năng suất làm việc. Song song với đó, doanh nghiệp cũng tập trung phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân sự, giúp họ hòa nhập với văn hóa tổ chức, kết nối với đồng nghiệp và cùng nhau làm việc theo định hướng tương lai của doanh nghiệp. Đồng thời, với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp còn đẩy mạnh đào tạo cho nhân viên về công nghệ mới. 

Hình 3: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thất nghiệp của Gen Z ở Thành phố Hồ Chí Minh

thất nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3. Đề xuất một số gợi ý giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Tổ chức chương trình “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”

Giải pháp này có số điểm trung bình là 7.7 - đồng hạng 2 trong 4 giải pháp. Dựa vào giải pháp này, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhưng quan trọng bật nhất, thế hệ Gen Z lại thiết hụt một kỹ năng quan trọng như vậy là một vấn đề đáng lo ngại. Chương trình nhằm mục đích tạo ra cơ hội để Gen Z linh hoạt trọng việc giao tiếp, việc giao tiếp tốt là một lợi thế lớn mà mỗi cá nhân cần hoàn thiện trong cuộc sống, giao tiếp tốt sẽ giúp truyền tải thông tin, ý tưởng và cảm xúc của cá nhân đến với đám đông. Khả năng của giao tiếp không chỉ dừng lại ở đó, về mặt lâu dài nó còn giúp tạo ra một môi trường làm việc và học tập lý tưởng hơn.

Giải pháp 2: Tổ chức chương trình “Japan time”

Giải pháp này có điểm số trung bình là 7.7-đồng hạng 2 trong 4 giải pháp. Nhóm nghiên cứu nhận thấy Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngoại ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp người lao động có thể tiếp cận với cơ hội việc làm tốt hơn. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, trong số 1.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng ở Việt Nam năm 2023, chỉ có 27,6% sinh viên có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Để giải quyết tình trạng ngoại ngữ yếu của Gen Z, cần có những giải pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho Gen Z. Một trong những giải pháp hiệu quả là tổ chức chương trình học ngoại ngữ miễn phí cho Gen Z.

Giải pháp 3: Tổ chức chương trình “Nhìn nhận và nắm bắt tương lai”

Giải pháp này có số điểm trung bình là 8-hạng 1 trong 4 giải pháp. Theo khảo sát, nhóm nghiên cứu thấy đa phần giới trẻ còn yếu kém trong tác phong làm việc,thiếu động lực trong công việc, thiếu trách nhiệm cá nhân và dẫn đến năng suất làm việc không cao, cơ hội thăng tiến từ đây bị thu hẹp. Vậy rất cần tổ chức một chương trình hướng dẫn cho nhân viên là các bạn thế hệ Gen Z cải thiện bản thân, nâng cao tác phong làm việc, tạo những nền tảng cốt yếu để nhân viên phát triển và thành công hơn trong con đường sự nghiệp của mỗi cá nhân. Việc có được thành tựu chỉ là vấn đề về thời gian đối với những cá nhân có căn bản tốt. Tác phong làm việc có thể hiểu như là thái độ, hành vi, cách ứng xử, tác phong của một người khi làm việc. Hoàn thiện tác phong làm việc sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc, tạo dựng uy tín, gia tăng cơ hội nghề nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Giải pháp 4: Tổ chức chương trình workshop “Quản lý thời gian và ứng phó với áp lực”

Giải pháp này có số điểm trung bình là 7.6 - hạng 3 trong 4 giải pháp. Theo tổng quan, nhìn nhận và đánh giá trong thực tế luôn có những người lao động làm việc trong trạng thái uể oải, thiếu hứng thú, thờ ơ với công việc, dẫn đến kết quả thực hiện công việc thấp. Đối với mỗi doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên đóng vai trò nòng cốt thúc đẩy sự phát triển, nhân viên hứng thú làm việc thì năng suất tự động nâng cao, kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doanh số với tốc độ cao. Tuy nhiên, có không ít những trường hợp nhân sự bỏ bê công việc chỉ vì xuống tinh thần. Chính vì thế, những phương pháp thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hiện nay luôn được chú ý và được nhiều nhà quản trị tìm đến ví dụ như tổ chức workshop cho nhân viên để tăng cường khả năng đối phó với áp lực công việc và kỹ năng quản lý thời gian. Có thể nhìn thấy những tác dụng rất tích cực mà những buổi workshop mang lại như: nâng cao nhận thức (giúp người tham gia hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc quản lý thời gian và ứng phó ác lực), học hỏi các kỹ năng cần thiết (kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian, kỹ năng đặt mục tiêu và ưu tiên, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiễm soát cảm xúc, kỹ năng thư giản và giảm căng thẳng), tăng cường động lực.

4. Kết luận

Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ Gen Z mà có rất nhiều lao động thuộc nhóm tuổi khác cũng khó khăn khi tìm việc trước tình trạng kinh tế gặp khó khăn, làn sóng cắt giảm nhân sự gia tăng. Trước sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi mỗi người phải nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân từng ngày, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm và các nền tảng kiến thức cần thiết.  

Ngoài những giải pháp đề xuất nêu trên, tác giả kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan tại Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục xem xét và thực hiện các biện pháp hỗ trợ để tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là trong nhóm người trẻ.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyễn Nguyệt Anh (2006). Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp. Truy cập tại: https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/144334/1/Essay_Nguy%E1%BB%85n%20Nguy%E1%BB%87t%20Anh_20063010_K65LKDB_that-nghiep-o-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap.pdf

2. Thanh Thanh (2023). Khảo sát Gen Z và Gen Y 2023: Chi phí sinh hoạt, thất nghiệp và biến đổi khí hậu là ba mối quan tâm hàng đầu. Truy cập tại: https://marketingai.vn/khao-sat-gen-z-va-gen-y-2023-chi-phi-sinh-hoat-that-nghiep-va-bien-doi-khi-hau-la-ba-moi-quan-tam-hang-dau-194230830112130134.htm#

3. Tổng cục Thống kê (2023). Thông cáo báo chí Tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2023. Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/09/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2023/.

4. Nguyễn Thị Thu Trang (2017). Nguyên nhân và cách khắc phục. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/sinh-vien-that-nghiep-sau-khi-ra-truong-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-48972.htm.

5. Nguyễn Lê Thảo Vy (2020). Phân tích môi trường làm việc nơi công sở tác động đến kết quả làm việc của nhân viên tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-moi-truong-lam-viec-noi-cong-so-tac-dong-den-ket-qua-lam-viec-cua-nhan-vien-tai-lien-hiep-cac-to-chuc-huu-nghi-viet-nam-69986.htm.

 

Factors affecting the unemployment of Gen Z in Ho Chi Minh City

Luu Thanh Tam

Ho Chi Minh City University of Technology

Abstract:

Unemployment is a difficult problem for many countries. In Vietnam, due to the COVID-19 pandemic, the number of unemployed people has increased, directly affecting industries and causing economic, political, and social issues. For Generation Z, social environment factors, including social networks, study, work, entertainment, etc., are constantly changing. They face mental and physical health challenges. This study conducted an online survey to collect primary data about the unemployment situation of Gen Z. Based on the study’s findings, some solutions were proposed to solve the unemployment of Gen Z in Ho Chi Minh City.

Keywords: unemployment, jobs for Gen Z, unemployed Gen Z, Ho Chi Minh City.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 6 tháng 3 năm 2024]

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3