Cải tiến quản lý công nghiệp những năm đầu đổi mới


Kể từ đây, các chỉ tiêu, kế hoạch theo Quyết định số 76-HĐBT được bãi bỏ. Xí nghiệp có quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

cải tiến quản lý công nghiệp
Từ năm 1985, Nhà máy Liên hợp Xi măng Hà Tiên được tiếp tục mở rộng theo công nghệ hiện đại của Pháp, đến năm 1991, dây chuyền sản xuất clinker phương pháp khô của Nhà máy được hình thành. (Ảnh: TTXVN)

Cải tiến quản lý công nghiệp: Mở rộng quyền tự chủ

Cải tiến quản lý công nghiệp trong những năm 1986 - 1990 là giai đoạn giao thời giữa hai cơ chế cũ và mới. Từng bộ phận của cơ chế cũ được xóa bỏ, từng bước hình thành cơ chế mới.

Cải tiến quản lý công nghiệp đã tạo ra động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như sản xuất công nghiệp trong nửa đầu thập kỷ 90. Sự đổi mới giai đoạn này chủ yếu là từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đôi với khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Cải tiến quản lý công nghiệp được hình thành trên cơ sở nhiều cơ chế chính sách mới được xác lập, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất, và điều chỉnh có hiệu quả cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp. Quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh.

Cải tiến quản lý công nghiệp khởi đầu với Quyết định số 217-HĐBT đã giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh, xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, kể cả chỉ tiêu thu mua công nghiệp, chỉ để lại duy nhất 2 chỉ tiêu là giá trị sản lượng và các khoản nộp ngân sách. Ngân sách khắc phục được những bất cập của Quyết định số 76-HĐBT năm 1986.

Theo Quyết định số 76-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở ban hành trước đó, mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh - xã hội của xí nghiệp phải được phản ánh trong một kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính - xã hội thống nhất theo kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm.

Các đơn vị sản xuất quốc doanh phải lấy các định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền quy định làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, xét duyệt và hoàn thành kế hoạch. Kế hoạch toàn diện của xí nghiệp phải bao gồm các bộ phận kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vật tư - kỹ thuật, vận tải; lao động, tiền lương; đầu tư xây dựng cơ bản; khoa học - kỹ thuật; giá thành; tài chính, tín dụng; đời sống xã hội v.v... được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu hiện vật và giá trị.

Đối với những sản phẩm chủ yếu quy định trong nhiệm vụ của xí nghiệp và thuộc danh mục sản phẩm trọng yếu cho nhu cầu sản xuất, đời sống quốc phòng và xuất khẩu, thì xí nghiệp phải đạt kế hoạch sản xuất theo yêu cầu của Nhà nước, Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất và chỉ định các tổ chức tiêu thụ, xí nghiệp cùng các tổ chức tiêu thụ được chỉ định ký hợp đồng kinh tế, xác định quy cách, chủng loại và cơ cấu mặt hàng cụ thể, thời hạn giao hàng. Ngay cả với các sản phẩm không thuộc chỉ tiêu pháp lệnh được giao.

Nếu xí nghiệp sản xuất bằng các nguồn vật tư tự cân đối nhưng cũng phải đăng ký mặt hàng với ngành chủ quản và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Sản phẩm do xí nghiệp sản xuất thêm phải tiêu thụ thông qua hợp đồng kinh tế ký kết với tổ chức kinh doanh vật tư hoặc thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, trước hết các tổ chức quốc doanh.

Cải tiến quản lý công nghiệp với Quyết định số 217-HĐBT đã mở rộng quyền tự chủ doanh nghiệp. Kể từ đây, các chỉ tiêu, kế hoạch theo Quyết định số 76-HĐBT được bãi bỏ. Xí nghiệp có quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình, cũng như có quyền mở rộng các hoạt động giao hoặc nhận gia công cho các đơn vị khác, tổ chức dịch vụ kỹ thuật, bảo hành, sửa chữa cho các sản phẩm của mình cũng như cung ứng linh kiện thay thế cho sản phẩm do xí nghiệp làm ra.

Xí nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất những sản phẩm với số lượng tương ứng với phần vật tư mà Nhà nước cung ứng, ngoài ra, sản xuất cái gì, bán cho ai hoàn toàn thuộc quyền quyết định của xí nghiệp.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3