(CHG) Theo Tổng cục Hải quan, các đơn vị hải quan địa phương cần cập nhật tiền bán hàng tịch thu, tồn đọng thực hiện theo hướng dẫn tại mục 11, 12 - Kế toán bán hàng tịch thu, tồn đọng của Sổ tay Kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1647/QĐ-TCHQ ngày 26/6/2020 của Tổng cục Hải quan.
Cục Hải quan Hải Phòng đang gặp vướng mắc về hạch toán kế toán đối với giấy nộp tiền ngân hàng, tiền bán hàng tịch thu, bán hàng tồn đọng, cổng thanh toán điện tử và vướng mắc về hệ thống kế toán thuế tập trung (KTTTT).
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Thái Bình (Cục Hải quan Hải Phòng). Ảnh: T.Bình
Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý một số nghiệp vụ trên hệ thống KTTTT: đối với việc bán hàng tịch thu, tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Thông tư 173/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có quy định: “Toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước theo quy định...; số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính, sau khi trừ đi các nội dung chi theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong thời hạn 5 ngày làm việc phải nộp vào NSNN...”.
Theo đó, toàn bộ số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính phải gửi vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ các khoản chi theo quy định số còn lại nộp NSNN.
Về việc cập nhật tiền bán hàng tịch thu thực hiện theo hướng dẫn tại mục 11- Kế toán bán hàng tịch thu của Sổ tay Kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1647/QĐ-TCHQ ngày 26/6/2020 của Tổng cục Hải quan.
Liên quan quan đến bán hàng tồn đọng, tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân: “Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, cục hải quan là đơn vị chủ trì quản lý tài sản”.
Cũng tại điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP: “Cục trưởng cục hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan...”.
Theo đó, toàn bộ tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản và sau khi trừ các khoản chi theo quy định số còn lại nộp NSNN.
Về việc cập nhật tiền bán hàng tồn đọng thực hiện theo hướng dẫn tại mục 12- Kế toán bán hàng tồn đọng của Sổ tay Kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1647/QĐ-TCHQ.
Đối với vướng mắc liên quan hệ thống KTTTT, Tổng cục Hải quan ghi nhận các vướng mắc về kỳ chỉnh lý quyết toán, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh, tra cứu trên Cổng thanh toán điện tử hải quan (Cục Thuế XNK sẽ có trách nhiệm phối hợp với Cục CNTT&TK Hải quan bổ sung khi nâng cấp các hệ thống KTTTT).
Nguồn: Hải quan Online
0
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại
(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại
(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết