Căn cứ pháp lý để tính thuế chống bán phá giá


(CHG) Căn cứ để tính chống bán phá giá trong trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
 
 Ảnh minh họa.
Thực hiện các quy định, ngày 23/11/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.
Căn cứ pháp lý để tính thuế chống bán phá giá như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương thì các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định thì Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
Tại khoản 1, khoản 2, Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì căn cứ tính thuế chống bán phá giá trong trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm gồm: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu khi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá, trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá và mức thuế từng mặt hàng theo quy định. Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp được xác định căn cứ vào số lượng mặt hàng thực tế nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá.
Theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với quy định hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá; người khai hải quan căn cứ số lượng mặt hàng thực tế nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá để xác định số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp.
Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các doanh nghiệp có vướng mắc liên quan đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc nghiên cứu quy định trên để thực hiện. Trường hợp có vướng mắc về việc áp dụng quy định về thuế chống bán giá giá thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Bộ Công Thương để được hướng dẫn cụ thể./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3