Che biển số xe có thể bị phạt tới 6 triệu đồng


(CHG) Theo Nghị định mới của Chính phủ, hành vi cố tình che BKS ô tô bị phạt cao gấp 6 lần so với hiện nay, trong khi với xe máy là 10 lần.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, đề xuất tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm.

Đáng chú ý nhất, hành vi người điều khiển ô tô cố tình che biển số xe tăng mức xử phạt gấp 6 lần so với hiện nay, từ 800.000 - 1 triệu đồng như hiện nay, lên mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Người điều khiển xe máy không có biển số, biển không rõ chữ số; che biển, dán thêm làm thay đổi chữ hoặc màu sắc của chữ số được đề xuất mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng lên 1 - 2 triệu đồng.

che biển số xe có thể bị phạt tới 6 triệu đồng

Nhiều lái xe cố tính che biển số để tránh phạt nguội - Ảnh minh họa

Ngoài ra, Nghị định 123 quy định mức phạt 10-12 triệu đồng đối với cá nhân (hiện là 1 - 2 triệu đồng) và 20 - 24 triệu đồng đối với tổ chức (hiện là 2 - 4 triệu đồng) có hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Mức phạt tăng từ 3-5 triệu đồng lên 30 - 35 triệu đồng đối với cá nhân; 6-10 triệu đồng lên 60 - 70 triệu đồng với tổ chức có hành vi sản xuất biển số trái phép.

Lý giải về tăng mức phạt hành vi che biển số xe, ông Hoàng Thế Tùng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định cho hay, gần đây có nhiều trường hợp lái xe cố tình che, tẩy xoá biển số xe ô tô, nhằm trốn hành vi phạm hành chính thông qua camera (phạt nguội), gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm ATGT.

Khi bị phát hiện xử lý, xe che biển số chỉ bị phạt cao nhất là 1 triệu, trong khi những hành vi khác như vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, đi vào đường cấm có thể bị phạt đến hơn 10 triệu đồng.

Đây là nguyên nhân chính khiến lái xe che biển số, trốn tránh vi phạm. Việc trốn tránh này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đảm bảo ATGT do những hành vi vi phạm sẽ không được phát hiện, xử lý kịp thời.

"Đối với người đi mô tô, xe mày, đây được coi là mức phạt đủ sức răn đe vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người điều khiển xe máy cố tình tháo, che, sửa biển số để thực hiện các hành vi phạm pháp như trộm cướp, đua xe trái phép hay gây tai nạn bỏ chạy", ông Tùng nói.

Nguồn: Báo Giao Thông

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3