Chuẩn hóa quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật


(CHG) Tại Nghị quyết 159/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2022, Chính phủ đã cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục đích xây dựng Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về "hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường", trong đó việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, tương thích với sự thay đổi của hệ thống pháp luật trong nước và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP) mà Việt Nam đã ký kết là yêu cầu cấp thiết.
Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành cần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phát triển kinh tế các ngành, lĩnh vực ở nước ta; tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, chỉnh lý về tên gọi, phạm vi và nội dung chính sách phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thúc đẩy hội nhập quốc tế và triển khai các cam kết quốc tế. Đồng thời, bổ sung giải pháp nhằm tăng cường minh bạch và đổi mới quy trình xây dựng, ban hành, công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng các quy chuẩn, tiêu chuẩn của quốc gia và địa phương.

Đẩy nhanh việc số hóa và xây dựng các cơ sở dữ liệu

Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng hơn các giải pháp chính sách trong mối quan hệ của luật này với Luật Tiếp cận thông tin và các luật có liên quan về: Đối tượng, cơ quan có thẩm quyền, hình thức, nội dung thông tin để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, cần có các chính sách đẩy nhanh việc số hóa và xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý lĩnh vực này để phù hợp với chủ trương tiếp cận nền kinh tế số để kết nối dữ liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp, khả thi và đồng bộ.
Chỉnh lý, hoàn thiện các chính sách theo hướng đẩy mạnh phân công, phân cấp, quy định cụ thể về thẩm quyền cho các bộ, địa phương phê duyệt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để làm rõ trách nhiệm quản lý lĩnh vực này, đồng thời tăng cường nguồn lực tài chính cho các cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được phân cấp; đổi mới quy trình, thủ tục phê duyệt tiêu chuẩn, quy chuẩn; bảo đảm thực hiện đúng Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội không quy định về tổ chức, bộ máy, biên chế trong dự án luật.
Rà soát đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để sửa đổi, bổ sung đầy đủ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo; đồng thời không để khoảng trống pháp lý.
Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để đưa dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 theo quy định. Chính phủ quyết nghị, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/chuan-hoa-quy-dinh-ve-tieu-chuan-quy-chuan-ky-thuat-102221212182548419.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3