Cơ hội cho doanh nghiệp, bài toán khó của cơ quan chức năng


(CHG) Với chính sách xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ, chuyển đổi số là cơ hội của doanh nghiệp, nhưng cũng đặt cho các cơ quan chức năng những bài toán “khó giải” về công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.

Chuyển đổi số là cơ hội của doanh nghiệp
Trong phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, ngày 8/8/2022, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban đã khẳng định việc chuyển đổi số là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập.
Đến nay, về nhận thức, đã có sự chuyển biến tương đối rõ về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu. Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nghị quyết của cấp ủy, kế hoạch của chính quyền 5 năm và hằng năm về chuyển đổi số; Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của toàn bộ 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương được thành lập và đi vào hoạt động.
Về thể chế, cơ chế, chính sách đối với việc chuyển đổi số đã được thống nhất, chỉ đạo sát sao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10/10 hằng năm là “Ngày chuyển đổi số quốc gia”. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ra 8 văn bản quan trọng gồm 6 quyết định, 1 chỉ thị, 1 nghị định về chuyển đổi số.
Việc xây dựng và hoàn thiện chính quyền số như trên đã tác động không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số. Các doanh nghiệp đã và đang thích ứng, tận dụng và phát triển các cơ hội có được từ hiệu quả không nhỏ của mô hình này.
Đến nay, 100% doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử. Trong đó, đáng kể nhất là qua điện thoại di động (tăng 99,1% về số lượng và 86,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021) và QRCode (tăng 68,9% về số lượng và 113,2% về giá trị). Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ là 11,27%. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán là 66%.
ThS. Nguyễn Thế Tiệp, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả cho biết: Với công tác chống hàng giả và gian lận thương mại thì có những điểm thuận lợi như chưa bao giờ chúng ta thấy công tác truyền thông của cơ quan Nhà nước về công tác chống hàng giả và gian lận thương mại lại làm tốt như thời điểm hiện tại. Điều này làm thay đổi ý thức của người tiêu dùng. Người tiêu dùng đã khắt khe hơn trong việc lựa chọn các loại mặt hàng, nhất là các loại hàng thiết yếu. Đồng thời với đó là các nhà sản xuất, doanh nghiệp đã quan tâm, tiếp cận và từng bước làm chủ công nghệ theo hướng bảo vệ sản phẩm và quyền sở hữu trí tuệ của mình khi tham gia thị trường.
Các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi số trong quản lý sản xuất, minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm. Trên thị trường trong nước cũng đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu phát triển thành công và cung cấp các giải pháp công nghệ cho các vấn đề này với giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện của cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đơn cử như việc áp dụng hệ thống số hoá quản lý chất lượng có gắn tem truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đến nay, người tiêu dùng chỉ cần thấy tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm là có thể tin tưởng mua và sử dụng.
Tới đây, Chính phủ cũng sẽ xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm chuẩn hóa và quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này như Đề án 100.
 
Áp dụng công nghệ 4.0 đã được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của thời đại
Với nền kinh tế số, mô hình bán hàng đa kênh đã góp phần tạo lên một thị trường kinh tế rộng lớn, phong phú và đôi khi có những biến động ngoài dự đoán. Và hàng giả, hàng nhái tràn vào thị trường qua các kênh đó.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đang xây dựng và thích ứng dần với các nền tảng thương mại điện tử, thì các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, gia công đã nhanh chóng khai thác ứng dụng của mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm mang nhãn hiệu lớn, nhưng lại có giá “rẻ” hơn hàng chính hãng. Đây chỉ có thể là hàng giả, hàng nhái không được kiểm định chất lượng theo quy định của pháp luật. Chỉ khi hàng hoá này được chuyển đến tay, người tiêu dùng mới biết được chất lượng thực của sản phẩm.
Tận dụng kẽ hở về pháp lý đối với các tài khoản người dùng trên mạng xã hội và trang thương mại điện tử, nhiều chủ hàng không cung cấp địa chỉ cụ thể, không đăng ký kinh doanh, thậm chí, còn không có tên chủ cửa hàng. Mọi hình thức giao dịch đều trực tuyến qua bên thứ 3 từ khâu đặt hàng đến thanh toán và giao hàng. 
Việc này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các cơ sở kinh doanh và kiểm tra, giám sát, chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, chế tài xử lý đối với các đối tượng có các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn chưa đủ sức răn đe, trước mối lợi ích quá lớn, nên vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn chưa có hồi kết.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực về tài chính lớn cho các chi phí ban đầu như mua sắm thiết bị đồng bộ, hạ tầng truyền dẫn, chi phí mua sắm hoặc thuê phần mềm. Tiếp theo, nguồn nhân lực cần được đào tạo để có thể làm chủ được các giải pháp công nghệ và khai thác, vận hành nó một cách hiệu quả.
"Việc đánh giá đúng và lựa chọn được đơn vị có chuyên môn phù hợp và có năng lực kinh nghiệm, uy tín để hợp tác áp dụng các giải pháp trong doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là chúng ta chưa có các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng như các hướng dẫn để cộng đồng doanh nghiệp hiểu đúng về các giải pháp công nghệ dẫn đến việc áp lựa chọn các giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu với thực tiễn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm còn hoạt động độc lập, chưa có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu thành một hệ thống mạng lưới đủ lớn có thể bao phủ cũng như phát huy sức mạnh của cộng đồng.
Ở tầm vĩ mô, chúng ta thực sự đang thiếu một sự tổ chức thống nhất, tổng quan giữa các ban ngành cho toàn ngành đối với việc chuyển đổi số cho công tác phòng và chống làm giả sản phẩm hoặc gian lận thương mại", ông Nguyễn Thế Tiệp nhấn mạnh.
Nhân dịp ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10/2022) vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi tới các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh, quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành.
Với động lực của việc chuyển đổi số (nêu trên) và trách nhiệm của cơ quan chức năng, tin tưởng rằng những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo.
Từ Trung ương đến địa phương đã từng bước thiết lập đồng bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Tốc độ truy cập mạng băng thông rộng cố định tăng 32,7%, mạng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được hoàn thiện, kết nối đến 100% huyện, hơn 97% xã trên toàn quốc.
Đáng kể là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên 4 mức độ đã và đang cho thấy tính hiệu quả cao của mô hình. Đến nay, Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký; hơn 122,7 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 4,1 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3