(CHG) Theo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đơn vị vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, kiến nghị giảm thu khoảng 20% đối với 3 loại phí, lệ phí hàng hải cho doanh nghiệp có tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam, nhằm chia sẻ bớt khó khăn đối với các doanh nghiệp vận tải biển chịu ảnh hưởng tác động của giá nhiên liệu tăng trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính xem xét giảm 20% các mức thu đối với: Phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa (gồm phí trọng tải đối với tàu thuyền quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 261 của Bộ Tài chính về Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải nội địa); phí bảo đảm hàng hải hoạt động hàng hải nội địa (gồm phí bảo đảm hàng hải quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 261); lệ phí vào, rời cảng biển Hoạt động hàng hải nội địa quy định tại Điều 16 Thông tư số 261.
Đối tượng được ưu tiên giảm là các doanh nghiệp có tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động vận tải biển nội địa.
Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất giảm 20% đối với 03 loại phí hàng hải cho đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển trước diễn biến giá xăng dầu tăng cao. |
Thời gian giảm dự kiến là từ khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư (đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến gửi Bộ Tài chính ban hành Thông tư theo quy trình rút gọn và có hiệu lực ngay kể từ ngày ký) cho đến hết ngày 31/12/2022 (ước tính thời gian giảm khoảng 5 tháng cuối năm 2022).
Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện nay thị phần vận tải biển quốc tế từ cảng biển Việt Nam đến cảng biển nước ngoài và ngược lại chủ yếu do các hãng tàu nước ngoài chiếm đa số thị phần, do vậy đối với quy định thu phí, lệ phí hàng hải tại các cảng biển hiện nay, biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải quốc tế sẽ rất ít có tác động đến doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam (chủ yếu đảm nhận thị phần vận tải biển nội địa trong nước).
Các đối tượng là tàu thuyền có cờ quốc tịch nước ngoài được Bộ Giao thông Vận tải cho phép hoạt động vận tải nội địa có thời hạn tại Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị không đưa vào đối tượng được giảm phí do số lượng loại tàu rất hạn chế và Nhà nước chưa cần thiết khuyến khích đối với hoạt động của đối tượng này.
Trong trường hợp được các cơ quan chức năng chấp thuận, chỉ tính riêng phí trọng tải tàu, thuyền hoạt động hàng hải nội địa, các chủ tàu có thể tiết kiệm từ 1,7 triệu đồng đến 10 triệu đồng cho mỗi chuyến tùy theo trọng tải tàu.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết