Đã giải ngân 40 tỷ đồng tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động


(CHG) Tại buổi tọa đàm trực tuyến "Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và phát triển bền vững" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ diễn ra cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, hiện nay đã giải ngân 40 tỷ đồng tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết đang yêu cầu các địa phương thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Quyết định 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có 2 chính sách quan trọng.

Thứ nhất, hỗ trợ cho người lao động đang làm việc, đã thuê nhà từ ngày 1/2/2022 đến tháng 6/2022 với mức 500.000 đồng/tháng, thời gian tối đa là 3 tháng (tổng là 1,5 triệu đồng), để giúp họ tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp.

Nhiều đối tượng lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà (Ảnh: An Linh).

Nhiều đối tượng lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà (Ảnh: An Linh).

Thứ hai, đối với những người quay trở lại thị trường lao động, thuê nhà từ ngày 1/4/2022 đến hết 30/6/2022, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng, thời gian tối đa là 3 tháng.

Thủ tục để được hỗ trợ hết sức đơn giản. Người lao động viết đơn, có giấy xác nhận của chủ nhà trọ, gửi cho doanh nghiệp để lập danh sách gửi bảo hiểm xã hội xác nhận, sau đó trình cho UBND cấp huyện thẩm định, rồi tỉnh phê duyệt là chi tiền được ngay cho người lao động.

"Vừa rồi chúng tôi đi kiểm tra và thấy rằng về cơ bản các địa phương đã ban hành hết kế hoạch để triển khai. Tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn chậm hơn so với mong muốn. Đến nay các địa phương vẫn đang phê duyệt, một số địa phương đã chi trả rồi"- Thứ trưởng Lê Văn Thanh thông tin.

Theo ông, dự kiến, khoảng 3,4 triệu lao động nhận được hỗ trợ với tổng kinh phí là 6.600 tỷ đồng. Hiện nay, một số địa phương đã phê duyệt được hơn 10.000 lao động với số tiền gần 40 tỷ đồng.

"Chúng tôi đang yêu cầu các địa phương thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để làm sao trong tháng 5, tháng 6 người lao động cơ bản nhận được số tiền này. Thời gian thực hiện đến 15/8 sẽ kết thúc, hoàn thành được việc này… Người lao động phải chủ động hơn. Vì người lao động phải chủ động viết đơn, có xác nhận của nhà trọ gửi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có cơ sở lập danh sách"- ông Thanh nói.

Về lâu dài, theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cần quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã dành khoảng 40.000 tỷ đồng, giao cho Bộ Xây dựng chủ trì để xây dựng nhà ở cho người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng được phối hợp, huy động nguồn vốn xã hội, doanh nghiệp, để xây dựng nhà ở cho người lao động, giúp họ yên tâm làm việc với doanh nghiệp lâu dài hơn, cũng như giúp ổn định thị trường lao động trong thời gian tới.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, số tiền 6.600 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động là dành từ nguồn vượt thu của ngân sách Trung ương năm 2021 - vượt thu mức tương đối cao so với bình quân nhiều năm. Trên cơ sở này, nếu không có gì biến động lớn thì năm nay thu ngân sách cũng sẽ đạt được kết quả khả quan.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3