Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ


(CHG) Ngày 28-3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã cho ý kiến vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Đa số đại biểu tán thành với việc không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca…

Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; một số ý kiến tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này (cụ thể là không xử lý vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp) và đề nghị quy định lộ trình thực hiện. Dự án luật tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, giữ nguyên quy định như luật hiện hành, không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
 Đại biểu Quốc hội phát biểu tại Phòng họp Diên Hồng.

Tại hội nghị, đa số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cũng nhất trí với phương án tiếp thu của Ủy ban Pháp luật.

Đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) cho rằng cần phân biệt rõ vi phạm về sở hữu trí tuệ trong các giao dịch dân sự và vi phạm về sở hữu trí tuệ trong trật tự quản lý hành chính Nhà nước. Theo đại biểu, việc giữ nguyên quy định như hiện hành, không thu hẹp đối tượng xử lý vi phạm hành chính là có cơ sở cả về lý thuyết, thực tiễn và cũng không mâu thuẫn gì với việc vừa xử lý hành chính, lại vừa giải quyết tranh chấp bằng cơ chế dân sự tại tòa án.

Nhất trí với đại biểu Đồng Ngọc Ba, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) thậm chí đề nghị mở rộng diện đối tượng xử lý vi phạm hành chính do có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) bày tỏ "đồng ý một nửa" với luồng quan điểm không đồng tình về thu hẹp đối tượng xử lý vi phạm hành chính. Theo đại biểu, do mức độ quan tâm của xã hội với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp chưa nhiều, nên số vụ việc được đề nghị đưa ra tòa chưa lớn. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập thì chúng ta sẽ sử dụng nhiều sản phẩm nước ngoài và có thể xảy ra tranh chấp với các bên nước ngoài.

Do đây là xu hướng phát triển cả kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế, đại biểu đề nghị phải có nghiên cứu về vấn đề này. Hơn nữa, đại biểu cũng cho rằng, nếu chỉ thực hiện theo biện pháp hành chính thì nhiều trường hợp không đủ sức răn đe. "Chúng ta thấy là rất nhiều trường hợp vừa qua trong rất nhiều lĩnh vực phạt để cho tồn tại. Việc nộp phạt hành chính thì có lợi hơn rất nhiều so với lợi nhuận của người ta thu được trong quá trình người ta vi phạm những vấn đề về thương mại, những vấn đề về kiểu dáng công nghiệp hay là vấn đề về hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp và nhiều tư nhân sẵn sàng chấp nhận xử phạt hành chính", đại biểu nói.

Giải trình về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, pháp luật hiện hành quy định xử phạt hành chính với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu thu hẹp, không xử phạt hành chính với các vi phạm sở hữu công nghiệp thì sẽ phải chuyển sang xử lý theo tố tụng dân sự, trong khi đặc điểm của tố tụng dân sự là tốn kém về thời gian và chi phí; ưu điểm của xử phạt hành chính là nhanh gọn, thủ tục đơn giản, chi phí thấp và có thể xử lý chấm dứt ngay các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, khi xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì không làm hạn chế quyền khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại. Việc xử lý hành chính cũng bảo đảm vai trò chủ động của cơ quan Nhà nước trong việc phát hiện hành vi phạm và xử lý ngay, còn tố tụng dân sự thì "việc dân sự cốt ở đôi bên", nếu các bên đương sự không khởi kiện thì vi phạm vẫn còn đó, không xử lý được.

Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

Cũng theo báo cáo của Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép khai thác, sử dụng và phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng, nhằm vừa bảo đảm tính pháp lý, giữ gìn sự trang trọng, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến đến nhân dân, hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn. Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với sự cần thiết bổ sung quy định này; ghi nhận một phần ý kiến của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau: “Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.

Phát biểu tại hội nghị, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với phần giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật do Ủy ban Pháp luật thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời bổ sung vấn đề này trong quá trình sửa đổi, bổ sung luật, sau khi thực tế chúng ta đã gặp phải những rắc rối liên quan. Đại biểu cũng tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật như đề xuất của Ủy ban Pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) cho rằng đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản nào quy định về sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, mà phải trích dẫn một văn bản quy định từ năm 1957 là một lỗ hổng khá lớn. Đại biểu đề nghị giao Chính phủ quy định về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Đại biểu Lê Minh Nam (Hậu Giang) cho rằng, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là đối tượng đặc biệt, là biểu tượng quốc gia được ghi trong Hiến pháp cần có quy định riêng và đối xử cũng phải đặc biệt hơn so với các tác phẩm văn học nghệ thuật thông thường khác. Theo đại biểu, dưới góc độ bản quyền, nếu không có quy định cụ thể về quyền tác giả cũng như các quyền có liên quan thì cũng có thể xảy ra những việc nhân danh sáng tạo nghệ thuật để có hành vi cản trở, ngăn chặn, sử dụng theo quy định pháp luật đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca Việt Nam; hoặc là xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; lợi dụng việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc tiếp cận, phổ biến, sử dụng thông qua các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tới Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Do đó, việc có thêm quy định về hành vi, chế tài, bản quyền đối với các nội dung có tính chất pháp lý quan trọng là cần thiết, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn được tính pháp lý, tính trang nghiêm, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến đến nhân dân và hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) và đại biểu Dương Khắc Mai (Đắc Nông) tán thành với nội dung được tiếp thu, chỉnh lý và cho rằng đây là sự cập nhật rất kịp thời.

Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3