Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch thông minh (Smart tourism - ST) trong các chuyên ngành về du lịch ở nhiều cơ sở giáo dục vẫn đang ở giai đoạn ban đầu và thăm dò. Từ đó, việc thiếu nguồn nhân lực thông minh cũng là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển ST (Jiantao, 2022). Mặt khác, đào tạo về du lịch nói chung ở hầu hết các cơ sở giáo dục đều nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo ST, nhưng vẫn còn nhiều thách thức: giảng viên thiếu và yếu trong thực hiện để đạt mục tiêu đào tạo đề ra, hệ thống chương trình giảng dạy bảo thủ, chưa đổi mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội (Deng, 2023).
Trên thế giới, ST đã phát triển mạnh mẽ, được xem là sự chuyển đổi của ngành Du lịch. Ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… đã có ST hay chưa vẫn là vấn đề tranh luận, tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ ST là rất phổ biến. Dù vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển ST (hoặc trong tương lai gần) là rất cần thiết và cấp bách. Bởi, trong sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch đặt ra những yêu cầu cao hơn về đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, ngành Du lịch phải tích cực tăng cường cơ chế đào tạo nhân lực, thực hiện đổi mới phương thức đào tạo nhân lực và xây dựng hệ thống đào tạo nhân lực hiện đại hơn, để cung cấp nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nguồn nhân lực ST không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản về du lịch mà quan trọng hơn là nắm vững phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (Lombardi, 2021). Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục chuyên ngành du lịch phải giảm tỷ trọng các môn lý thuyết một cách hợp lý, tăng hợp lý các môn đào tạo kỹ năng và các hạng mục thành thạo kỹ năng. Tuy nhiên, theo tình hình hiện nay của các khóa học ST trong các cơ sở giáo dục đang thiếu. Hoặc có thông minh nhưng lại riêng lẻ, chỉ cung cấp các khóa học ứng dụng máy tính và phần mềm văn phòng, còn các khóa học về khoa học công nghệ và tiếp thị mạng lưới gần như bằng không (Weiqin, 2021). Từ đó, dẫn đến người học tốt nghiệp ngành Du lịch không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngành, nhất là đối với ST, khả năng cạnh tranh việc làm yếu, chất lượng việc làm nhìn chung thấp.
Mặt khác, việc thiết kế hệ thống môn học ngành du lịch tại các cơ sở giáo dục (chủ yếu là các trường đại học) còn quá bảo thủ. Hệ thống giáo trình hiện nay về cơ bản vẫn theo quan niệm giáo dục đại học trước đây, bám sát đặc điểm đại trà và đầy đủ. Trong thời đại ST, hầu hết hệ thống giáo trình này đều thiếu sự thay đổi. Nếu hệ thống chương trình đào tạo truyền thống không được cải cách mạnh mẽ thì những người học nhất định sẽ có sự lạc lõng với nhu cầu xã hội hiện nay. Hơn nữa, từ phía các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay, đội ngũ giảng viên có nghiệp vụ du lịch tương đối yếu, chất lượng giảng viên tương đối thấp, khó đáp ứng nhu cầu thực tế của đổi mới giảng dạy nghiệp vụ du lịch hiện nay.
Về mục tiêu tổng quát của Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển. Đồng thời, Quy hoạch tổng thể cũng xác định chỉ tiêu cụ thể về việc làm cho ngành Du lịch đến năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp), năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp) (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2014).
Về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, cả nước hiện có gần 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm về dạy nghề. Công tác đào tạo nhân lực du lịch dù đạt tới kiến thức, kỹ năng theo các tiêu chuẩn đã được thỏa thuận trong khu vực và mở rộng ra phạm vi toàn cầu nhưng chưa đạt kỳ vọng. Cơ sở du lịch ngày càng tăng, nhưng năng lực đào tạo còn hạn chế (Mẫn, 2023).
Thực tiễn về nguồn lao động trong ngành Du lịch cho thấy, trước dịch Covid-19, toàn ngành có khoảng 4 triệu lao động, trong đó có 1,5 triệu lao động trực tiếp, với 42% được đào tạo chuyên ngành Du lịch, 35% được đào tạo chuyên ngành khác, 20% chưa qua đào tạo. Trong tổng số 42% lao động được đào tạo về du lịch, chỉ có 10% lao động có trình độ đại học và sau đại học (chiếm 3,5%). Khoảng 50% lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng (chiếm 20%) và 40% còn lại là lao động được bồi dưỡng qua các lớp ngắn hạn. Khoảng 60% lao động trong lĩnh vực biết và sử dụng các ngoại ngữ khác nhau. Trong đó, tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 50% nhân lực toàn ngành (Tuấn và Quang, 2020).
Điểm yếu cố hữu là chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch của Việt Nam còn nhiều hạn chế so với nhiều nước trong khu vực, như: nguồn lao động thiếu, trình độ ngoại ngữ, khả năng quản trị, quản lý, nhất là quản trị cấp cao… Từ đó, có thể khẳng định những thách thức đối với việc phát triển ST, ngoài ra là sự thiếu đồng bộ trong hệ thống thông tin của các bên liên quan và sự hạn chế trong nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số thì yếu tố được nhận định quan trọng chính là sự hạn chế về cả chất và lượng nguồn nhân lực du lịch thông minh (Cường, 2023).
Theo Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam 2020, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị công nghệ phục vụ công việc, nhưng chủ yếu vẫn là các công việc giản đơn. Trong đó, tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin rất thấp, chỉ là 5,8% đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các tỉnh/thành phố, còn các cơ nhà nước, chỉ số này chỉ là 1,4%. Trên thực tế, lực lượng lao động có trình độ và trình độ cao về công nghệ tập trung chủ yếu ở các cơ quan quản lý du lịch cấp trung ương và các cơ quan, tổ chức du lịch, doanh nghiệp du lịch tại các thành phố lớn (Bộ Thông tin - Truyền thông, 2020).
Tích cực bồi dưỡng nguồn nhân lực ST phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục, mỹ quan; áp dụng các phương pháp quản lý định hướng thế giới; chú trọng sản xuất, quy hoạch, marketing, dịch vụ du lịch…; Nắm vững các kỹ năng phục vụ và có những phẩm chất cơ bản của các chuyên gia quản lý du lịch và nhận thức về dịch vụ, có khả năng phục vụ khách sạn cao cấp, dịch vụ hướng dẫn, đại lý du lịch, quản trị du lịch và các công việc dịch vụ khác, trở thành các chuyên gia du lịch tổng hợp có chất lượng cao, trình độ tay nghề cao, năng lực toàn diện, Song, S., (2018).
Người học có định hướng chính trị rõ ràng, yêu tổ quốc, có ý thức phục vụ và có ý thức học tập. Hơn nữa, nguồn nhân lực ST cần có khả năng thích ứng xã hội, kỹ năng giao tiếp và khả năng phối hợp tốt, ý thức hợp tác nhóm, tư duy tiên tiến và tư duy tích cực, đi kèm với việc thích ứng nhanh với sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời tích cực đóng góp sức mạnh của bản thân, Song, S., (2018).
Cần phải tích cực cập nhật cơ cấu kiến thức, tối ưu hóa và điều chỉnh kịp thời để làm tốt vai trò chất xúc tác, đáp ứng mô hình du lịch hiện đại. Hơn nữa, ngành Du lịch đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ khi số lượng người học về du lịch ngày càng tăng, chính đội ngũ trẻ, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, có ngoại ngữ tốt là lợi thế rất lớn về mặt nhân khẩu học. Vì vậy, tăng thời lượng ngoại ngữ và đầu tư trang thiết bị (ứng dụng, công nghệ…) trong chương trình đào tạo HR ST là bắt buộc.
Theo xu hướng ST, nhân sự không chỉ cần có kiến thức lý thuyết vững vàng mà còn phải vận hành thuần thục các trang thiết bị, cơ sở vật chất mới liên quan. Trong khi đó, việc sử dụng các công nghệ tiên tiến là rất cần thiết, bởi vì tất cả các hoạt động tiếp thị và dịch vụ cần được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị mới. Ví dụ, khách sạn thông minh, khu nghỉ dưỡng thông minh và các công trình khác không thể tách rời công nghệ hiện đại. Do đó, nhân sự liên quan được yêu cầu phải có tư duy đổi mới, kiến thức lý thuyết vững chắc và có thể cung cấp tài liệu tham khảo khoa học cho sự phát triển của ngành Du lịch trong tương lai, Song, S. (2018).
Phân tích thực trạng phát triển của ST
Để làm tốt công việc tạo nguồn nhân lực ST đòi hỏi phải làm rõ thực trạng phát triển ST ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và nhìn nhận thực trạng đó trong quá trình đào tạo. Đồng thời, dự báo được nhu cầu về nguồn nhân lực ST trong tương lai, ngoài các đô thị lớn, cần phân tích và dự báo về nguồn nhân lực ST của các điểm đến đang nổi lên về du lịch, như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang… cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phát triển công nghệ thông tin. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng, hình thành ngành ST của các cơ sở giáo dục.
Doanh nghiệp, cơ quan quản lý phải tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo
Nhà trường và doanh nghiệp, cơ quan quản lý (du lịch và công nghệ) nên thiết lập sâu hơn quan hệ hợp tác - hữu nghị, thiết lập nền tảng hợp tác ST, bồi dưỡng nhân tài mà doanh nghiệp cần. Các bên cần cùng nhau khai phá những ý tưởng sáng tạo để đào tạo các chuyên gia quản lý du lịch, coi trọng việc phát triển các tài năng mới và thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các cơ sở phần cứng và phần mềm. Đồng thời, cố gắng xây dựng đội ngũ tài năng chuyên nghiệp mạnh mẽ để quản lý ST.
Lấy phát triển năng lực làm nội dung cốt lõi
Cần quan tâm đến việc trau dồi năng lực nghề nghiệp của người học ngành Du lịch, lấy việc rèn luyện năng lực làm cốt lõi, để nâng cao trình độ chuyên môn một cách hiệu quả, (Jing, 2021). Trong xu thế ST, người học không chỉ cần có kiến thức lý thuyết nhất định mà còn phải vận dụng linh hoạt những gì đã học, có năng khiếu tổng hợp. Lấy đào tạo năng lực làm cốt lõi cần đi đôi với nghiên cứu thị trường về nhu cầu nhân tài cho các doanh nghiệp du lịch theo xu hướng ST cùng thời điểm. Căn cứ vào mức độ nhu cầu nhân tài, căn cứ vào tình hình thực tế của các trường, xác định mục tiêu chủ yếu là rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho người học.
Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên
Lấy việc nâng cao tay nghề của người học làm mục tiêu cuối cùng là trọng tâm của công tác đào tạo nguồn nhân lực ST. Vì vậy, nên chú trọng nỗ lực xây dựng chương trình đào tạo quản lý du lịch chuyên nghiệp, xem xét đầy đủ các nhu cầu nghề nghiệp trong quá trình và kịp thời tham khảo các tiêu chuẩn trình độ nghề nghiệp trên thế giới, châu Á, ASEAN, kịp thời để tối ưu hóa nội dung cải cách chương trình một cách hiệu quả. Quan trọng hơn, nâng cao năng lực và chất lượng toàn diện của đội ngũ giảng viên. Cần tăng cường đào tạo giảng viên có tài năng, đồng thời, tập huấn, nâng cao trình độ cho giảng viên theo diện nội bộ đào tạo.
Một mặt, các cơ sở giáo dục phải dám phá bỏ nhiều quy định lỏng trong việc tuyển dụng giảng viên, ưu tiên tuyển dụng giảng viên có khả năng thực hành trong ngành ST. Nghiễm nhiên, có cơ chế, chính sách vượt trội để tuyển dụng giảng viên đối với ngành học này. Mặt khác, cần hoàn thiện hệ thống đào tạo giảng viên, tạo cơ hội đào tạo và nền tảng đào tạo để nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên.
Chủ động kết nối tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các hệ thống đào tạo quốc tế
Đây là nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh để chủ động kết nối tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các hệ thống đào tạo quốc tế. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo phải thu hút đầu tư vào hệ thống đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy, đặc biệt là công nghệ để đưa vào chương trình đào tạo các kiến thức mới về loại hình du lịch mới như ST. Sự liên kết này đảm bảo để tạo ra nguồn nhân lực ST. Vì yêu cầu quan trọng là có tài năng thông minh của con người để quản lý ST. Các nhà lãnh đạo tương lai và các nhà quản lý cấp cao trong du lịch cần được trang bị sự nhạy bén về công nghệ, quản lý và tư duy phân tích, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề để tạo ra các giải pháp tích cực cho các vấn đề bền vững toàn cầu (Ong, 2021).
Trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch, mức độ nhu cầu về nguồn nhân lực ST của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo… đã được xem xét đầy đủ và trở thành nhu cầu cấp bách, cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ điều kiện thực tế, một cơ chế đào tạo hợp lý, hiệu quả cho đào tạo nguồn nhân lực ST đã được hình thành để các cơ sở đào tạo xem xét về đào tạo nguồn nhân lực ST.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tiếng Anh
- Tiếng Việt
Training human resources for the development of smart tourism
Nguyen Lam Ngoc Vi1
Ph.D student, Master. Duong Thanh Tung2, 3
1Faculty of Economics-Management, Hong Bang International University
2School of Hospitality and Tourism, Hue University
3Faculty of Tourism and Creative Communication, Nguyen Tat Thanh University.
ABSTRACT:
This paper summarizes the theoretical basis system of human resource training for smart tourism. By analyzing the current situation, the paper sheds light on the challenges and opportunities associated with smart tourism. Based on the paper’s analysis, some recommendations and solutions are proposed to effectively train human resources for the development of smart tourism in the coming time. In addition, the paper also explores the application potential of digital technology in the tourism industry, while ensuring the workforce is fully equipped with the necessary skills and knowledge for the tourism industry.
Keywords: human resources development, smart tourism, human resources for smart tourism.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết