Đề án 06 tạo môi trường kinh doanh điện tử thuận tiện và hiệu quả


(CHG) Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, việc triển khai Đề án 06 về ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong hoạt động ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo môi trường kinh doanh điện tử thuận tiện và hiệu quả.
Chiều 22/2, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, đồng chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, mô hình doanh nghiệp số, chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã trở thành đích đến của nhiều quốc gia, tổ chức.
Đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đang làm thay đổi cấu trúc các dịch vụ tài chính, mang đến nhiều kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính mới, hiện đại trên không gian mạng, giúp hàng triệu người lần đầu tiên được tiếp cận dịch vụ tài chính - không chỉ thanh toán, mà còn các dịch vụ khác như tiết kiệm, bảo hiểm, vay vốn… với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mô hình tài chính truyền thống.
 Với định hướng phát triển chuyển đổi số, xã hội số và kinh tế số của Chính phủ và giao Bộ Công an tham mưu xây dựng và triển khai “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06) đã mang lại cơ hội mới cho ngành ngân hàng.
“Chuyển đổi số nói chung, triển khai Đề án 06 nói riêng, giúp ngành ngân hàng vừa phát triển kinh doanh, nhưng cũng kiểm soát được rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Ngành ngân hàng rất quan tâm tới Đề án 06 và tổ chức triển khai quyết liệt. Thống đốc ban hành kế hoạch của ngành để triển khai Đề án”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đại diện lãnh đạo NHNN Việt Nam báo cáo kết quả triển khai Đề án 06 trong năm 2022. Theo đó,  ngày 18/02/2022, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 171/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Đề án 06 với 2 nhóm nhiệm vụ chính: Kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ dịch vụ công và công tác nghiệp vụ của NHNN; Kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành Ngân hàng và Quyết định số 170/QĐ-NHNN thành lập Tổ Công tác của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại hội nghị.
Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. NHNN là một trong các bộ ngành đã hoàn thành triển khai hệ thống dịch vụ công đảm bảo an toàn kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; từng bước triển khai làm sạch Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng khách hàng; hoàn thành thử nghiệm cung cấp một số giải pháp xác thực khách hàng điện tử qua Căn cước công dân gắn chíp khi thực hiện giao dịch với ngân hàng;…
Tuy nhiên, theo đại diện của một số ngân hàng thương mại, quá trình triển khai Đề án dù mang lại hiệu quả cao nhưng cũng xảy ra một vài vướng mắc cần tháo gỡ.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, trước nguy cơ phát triển của tội phạm trên không gian mạng, đặc biệt là qua các hệ thống của ngân hàng, việc ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử là hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay, đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án 06.
Đồng chí Thứ trưởng cũng yêu cầu các bên cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và đầu tư hệ thống công nghệ phù hợp với từng đơn vị, từng lĩnh vực để làm sao thực hiện đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với từng quy trình thực hiện thuộc trách nhiệm bên nào thì bên đó sẽ hoàn thiện.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng kết luận hội nghị.
“Sau kết nối ngân hàng, sẽ là kết nối dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu thuế, dữ liệu bảo hiểm. Như vậy, một cá nhân muốn tham gia vào vay tín dụng, sẽ có các căn cứ kết nối, để biết doanh nghiệp đó, cá thể đó khỏe hay yếu. Chúng ta không cầu toàn, và làm từng bước, chắc chắn. Sau từng bước, các cơ sở pháp lý sẽ hoàn thiện, rồi đầu tư các hệ thống công nghệ, mà mỗi đơn vị kinh doanh sẽ ứng dụng để thực hiện có hiệu quả nhất.
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Công an sẽ phối hợp để thực hiện. Ngành Công an sẽ sớm hoàn thiện trung tâm dữ liệu, tham gia với ngân hàng để tổ chức tập huấn, triển khai, phối hợp với các đơn vị công nghệ thông tin để kiểm tra, hoàn thiện hạ tầng công nghệ. Việc Bộ Công an với nhiều đại diện cục chuyên môn nghiệp vụ tham gia hôm nay cho thấy chúng tôi đang rất chú trọng việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong chuyển đổi số, quan tâm đến tình hình bất ổn trong kinh doanh khi chúng ta tham gia vào môi trường điện tử, và mục tiêu là chúng ta phải tham gia an toàn”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Đồng chí Thứ trưởng nêu rõ, đối với các đề xuất của các đại biểu ngày hôm nay, với tư cách là Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, đồng chí Thứ trưởng sẽ báo cáo Chính phủ những vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp để khắc phục, trên tinh thần làm sao để hoàn thành sớm nhất, hiệu quả nhất mục tiêu của Đề án 06, tạo nên môi trường kinh doanh điện tử thuận tiện nhất cho người dùng trong thời gian tới.

Nguồn: https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/de-an-06-tao-moi-truong-kinh-doanh-dien-tu-thuan-tien-va-hieu-qua-i684362/

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3