Đề cao yếu tố công nghệ và con người trong tiến trình chuyển đổi số hải quan


(CHG) Trong 3 ngày diễn ra Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO với 10 phiên toàn thể và 9 phiên chuyên đề, diễn giả, chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế, cơ quan Hải quan, đối tác phát triển, nhà cung cấp công nghệ đã chia sẻ những giải pháp nhằm khai thác sức mạnh của công nghệ trong lĩnh vực hải quan. Xuyên suốt sự kiện, các diễn giả, chuyên gia đã nêu bật và đi sâu thảo luận cách tiếp cận khác nhau của công nghệ và đặt yếu tố con người làm trọng tâm.
Chiến lược vì con người
Giai đoạn hiện nay, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số là một trong những nội dung ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở lĩnh vực hải quan, kỷ nguyên số đang mang đến những cơ hội to lớn để thay đổi cách thức thực thi nhiệm vụ của cơ quan Hải quan. Trong đó, các cơ quan Hải quan cũng đang xây dựng kế hoạch mở ra các cách tiếp cận khác nhau của công nghệ. Đồng thời, nhiều cơ quan Hải quan đặt mục tiêu thu hút thế hệ cán bộ Hải quan kế cận, đủ năng lực thực thi nhiệm vụ ở bất kỳ cấp nào.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tham gia phiên toàn thể 1 "Chiến lược đằng sau công nghệ: Ứng dụng công nghệ để giải quyết các thách thức của thương mại toàn cầu". Ảnh: Q Hùng
 
Dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký WCO, tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Chiến lược đằng sau công nghệ: Ứng dụng công nghệ để giải quyết các thách thức của thương mại toàn cầu”, các diễn giả, chuyên gia đã thảo luận các chiến lược đổi mới và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hải quan nhằm khai thác sức mạnh của công nghệ để đối phó với các thách thức mới nổi của thương mại toàn cầu.
Các diễn giả đã chia sẻ, thảo luận về các chiến lược, định hướng xây dựng kế hoạch thu hút thế hệ cán bộ Hải quan kế nhiệm mang trong mình niềm tự hào nghề nghiệp Hải quan. Các diễn giả đưa ra nhiều giải pháp mở ra các cách tiếp cận khác nhau trong việc đặt yếu tố con người làm trọng tâm của tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, đồng thời đảm bảo tính bền vững và quản trị tốt trong quá trình áp dụng công nghệ.
Các diễn giả cho rằng, công nghệ không phải là quyết định mà công nghệ có vai trò quan trọng phục vụ quản lý nhà nước và hỗ trợ con người trong công tác quản lý. Do đó, con người là yếu tố quyết định và công tác đào tạo, chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ Hải quan là vấn đề cốt yếu. Các diễn giả mong muốn thế hệ tương lai sẽ đón đầu công nghệ mới bằng việc nghiên cứu, tiếp thu và học tập, nâng cao kiến thức thông qua việc không ngừng học tập, đào tạo.
Tuy nhiên, nhiều diễn giả cũng bày tỏ vấn đề cơ quan Hải quan tại các nước đang phát triển thường vấp phải những thách thức trong việc đổi mới và ứng dụng công nghệ. Và các giải pháp quản trị dữ liệu trong cơ quan Hải quan, thương mại quốc tế cũng đã được đưa ra bàn luận.
Ngoài những chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để mở ra nhiều cơ hội phát triển cho cơ quan Hải quan, tạo lập cho các thế hệ hải quan kế cận niềm tự hào nghề nghiệp, hướng đến niềm tin tốt đẹp hơn, Tổng Thư ký WCO kỳ vọng, cơ quan Hải quan sẽ nắm bắt các cơ hội và phát triển hơn nữa, cùng thực hiện vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển trong tương lai.
Đi sâu vào vấn đề này, Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam đánh giá cao vai trò của công nghệ trong chia sẻ kiến thức và làm cho nghề hải quan trở nên thu hút đối với thế hệ trẻ. Trong đó, con người đóng vai trò quản trị dữ liệu trong hải quan, thương mại quốc tế và cách thức xây dựng mô hình hoạt động giúp thu thập, khai thác được dữ liệu từ toàn bộ hệ sinh thái thương mại với sự trợ giúp của công nghệ. Đặc biệt, cách thức thúc đẩy yếu tố con người để xử lý các vấn đề công nghệ, đảm bảo tính bền vững và quản trị tốt trong quá trình áp dụng công nghệ cũng đã được lãnh đạo Hải quan Việt Nam đề cập sâu hơn.
Theo lãnh đạo Hải quan Việt Nam, công nghệ đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện trong mọi vấn đề, trong đó có vấn đề con người. Mặc dù công nghệ không thể đóng vai trò quyết định thay thế con người, nhưng công nghệ tiên tiến thực sự đem lại nhiều lợi ích, lợi thế cho công tác nghiệp vụ của CBCC Hải quan.
Để phát huy tối đa hiệu quả, Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam cho rằng, con người cũng cần phải đặt ra các yêu cầu cho công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, con người cần phải có trình độ, tầm nhìn, sự hiểu biết, nắm bắt nhanh xu hướng phát triển cũng như vai trò của dữ liệu như thế nào thì mới triển khai và mang lại hiệu quả tối đa.
Cùng với mục tiêu chung, Hải quan Việt Nam đã thường xuyên có những cuộc cách mạng về công nghệ, từ chuyển đổi phương thức quản lý thủ công sang điện tử. Hiện Hải quan Việt Nam đang nỗ lực, tự mình xây dựng và thiết kế hệ thống Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh. Trong tiến trình phát triển công nghệ vượt bậc liên tục như vậy, Hải quan Việt Nam thường xuyên chú trọng đào tạo cho cán bộ Hải quan để làm chủ được công nghệ. Trong đó, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận cũng đang được Hải quan Việt Nam rất quan tâm, lãnh đạo Hải quan Việt Nam chia sẻ.
Bài học thành công của Việt Nam
Tại phiên toàn thể 6 với chủ đề Công nghệ hỗ trợ tạo thuận lợi thương mại trong kỷ nguyên số: Các bài học thành công, đại diện Cục CNTT và Thống kê hải quan (Hải quan Việt Nam) đã chia sẻ kinh nghiệm và hiệu quả mang lại trong quá trình thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) của Hải quan Việt Nam và cơ quan Hải quan các nước thành viên ASEAN.
Theo đại diện Cục CNTT và Thống kê hải quan, việc kết nối ASW là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại trong khu vực và toàn cầu, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cộng đồng. Trong đó, việc thực hiện và kết nối cơ chế một cửa đã mang lại hiệu quả rõ rệt bằng kéo giảm thời gian thông quan, chi phí cho cộng đồng DN. Kết quả mà NSW mang lại cho thấy, từ khi triển khai đến 15/8/2023, đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành của Việt Nam kết nối thực hiện với gần 6,67 triệu bộ hồ sơ của hơn 64.700 DN.
Đại diện Cục CNTT và Thống kê hải quan nhấn mạnh, việc áp dụng cơ chế một cửa và các giải pháp công nghệ khác mà Hải quan Việt Nam đang triển khai đã hỗ trợ tích cực các chương trình về tạo thuận lợi thương mại của Chính phủ.
Cụ thể, hiện Việt Nam duy trì kết nối chính thức ASW để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên. Đồng thời phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước ASEAN để trao đổi chính thức tờ khai hải quan ASEAN theo kế hoạch. Việt Nam đang chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2023; trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Về triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành trao đổi thử nghiệm tờ khai hải quan XK với Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 1, tiếp tục phối hợp để tiến hành giai đoạn 2. Ký kết Biên bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) với Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định Thương mại tự do. Hiện tại các bên đang tiếp tục hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc. Đặc biệt, Hải quan Việt Nam đang phối hợp với Bộ NN&PTNT Việt Nam và Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam để triển khai trao đổi thử nghiệm chứng nhận kiểm dịch điện tử với New Zealand.
Tổng Thư ký WCO khẳng định, Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 không chỉ giới thiệu công nghệ mà còn giới thiệu phương thức để ứng dụng công nghệ và đào tạo cán bộ Hải quan nhằm ứng dụng, triển khai công nghệ cho mục tiêu của cơ quan Hải quan trong tạo thuận lợi thương mại, thông quan hàng hóa nhanh chóng và kiểm soát tốt những tác động xấu đến nền kinh tế.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3