Đề nghị giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8%


(CHG) Mới đây, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét về vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi kinh tế sau mùa dịch.
 
Trong Nghị quyết ban hành ngày 2/5, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội.
Chính phủ cũng quyết nghị giao Bộ trưởng Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Nghị quyết về giảm thuế Giá trị gia tăng vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng dự thảo nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn và trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp vào tháng 5 tới.
Theo đó, Chính phủ lưu ý Bộ Tư pháp: Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu nội dung đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương giảm thuế VAT để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn hiện nay.
Giữa tháng 4, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh khi xuất hóa đơn sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế. Chính sách này dự kiến áp dụng đến hết năm 2023.
Năm 2022, Chính phủ cũng áp dụng giảm thuế VAT về 8% để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch. Với tình hình kinh tế năm nay, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc áp thuế VAT 8% là cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, đóng góp trở lại cho ngân sách.
Ước tính, 6 tháng cuối năm 2023, ngân sách giảm thu 5.800 tỷ đồng mỗi tháng và 35.000 tỷ đồng/6 tháng.
Bộ Tài chính cũng đề xuất hạ mức thu 35 khoản phí, lệ phí trong nửa cuối năm 2023 (tương đương giảm thu 700 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân./.
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường ASEAN kể từ sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Bài nghiên cứu "Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường ASEAN kể từ sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)" do Lê Thị Mai Hương (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3