Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN) theo khảo sát tại một số đơn vị kinh doanh vận tải, ở điều kiện kinh doanh có lãi, chi phí nhiên liệu trong cơ cấu giá thành chiếm từ 35-45% (tuỳ loại hình vận tải).
Giá nguyên liệu tăng cao, đơn cử như giá dầu diesel hiện đã tăng 65% mà cước vận tải vẫn giữ nguyên như cũ khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải phải gồng mình chịu lỗ. Hiện phần lớn những doanh nghiệp vận tải tại các tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn chưa tăng giá cước vận tải do còn phải cạnh tranh với các đơn vị khai thác cùng tuyến, giữa các loại hình vận tải và lượng hành khách đi lại chưa nhiều sau thời gian dịch Covid-19.
![]() |
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp vận tải |
Tuy nhiên, một số địa phương trên cả nước đã kê khai tăng giá cước cụ thể như: TP Hồ Chí Minh: từ đầu năm đến ngày 15/6, có 27/53 đơn vị kinh doanh vận tải tăng giá cước từ 1,3-46,34 % tùy theo tuyến đường hoạt động.
2 đơn vị taxi là Mai Linh và Vinasun kê khai tăng giá từ 3-9%. Giá cước Grab cũng tăng khoảng 20%.
Những địa phương khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng các doanh nghiệp vận tải đều điều chỉnh tăng giá cước từ 8-23,08%.
Theo Sở GTVT Hà Nội, đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên toàn thành phố chỉ có 2 loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là đề nghị kê khai tăng giá cước: 9/50 đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định với mức tăng giá dao động từ 10-20% và 8/73 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi với mức giá tăng dao động từ 5-12%.
Hiện nay, giá cước vận tải hàng hóa tăng khoảng từ 10-20% tùy theo cung đường và các loại hàng hóa để bù đắp giá nhiên liệu tăng trong thời gian qua.
Do vậy, TCĐB VN đề nghị Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, báo cáo Quốc hội xem xét tiếp tục giảm thuế trong cơ cấu giá xăng dầu.
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết