Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam- Singapo với chủ đề “Thực thi chiến lược tăng trưởng xanh vào trọng tâm chiến lược kinh doanh”


(CHG) Ngày 20-5, Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam-Singapore (VSBF) lần thứ hai (VSBF 2022) diễn ra trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại đầu cầu Singapo với chủ đề: “Thực thi Chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh”. Diễn đàn do Công ty Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VietStar) và Đại học Quản lý Singapore (SMU) đồng tổ chức.

Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, đại dịch Covid-19 kéo dài gần 3 năm qua đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của các quốc gia và giao lưu quốc tế. Trong đó, chiến lược và mô hình phát triển của nhiều quốc gia đứng trước sức ép phải thay đổi khi đại dịch đang làm bộc lộ rõ hơn tính thiếu bền vững và bền bỉ trong mô hình sản xuất và tiêu dùng hiện tại. Cùng với đó, biến đổi khí hậu tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất thế kỷ XXI mà nhân loại phải đối diện.

Quang cảnh diễn đàn.

Quang cảnh diễn đàn.

Trong bối cảnh đó, thực thi chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh trở thành yêu cầu bắt buộc đối với cả khu vực công và tư nhân. Các mục tiêu phát triển đang được điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh hơn các thành tố của phát triển bền vững, nhấn mạnh về chất thay về chỉ chú trọng đến lượng. Từ kinh nghiệm quốc tế, “tăng trưởng xanh” và “phát triển bền vững” trở thành những thành tố quan trọng trong hoạch định chiến lược của các chính phủ, địa phương và doanh nghiệp. “Chính sách khí hậu và bảo vệ môi trường được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nhanh và bền vững. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải carbon trung tính vào năm 2050”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.

Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm nguyên liệu hóa thạch. Cụ thể, Việt Nam xác định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% năm 2030 và 25-30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045. Bên cạnh các chính sách về khí hậu và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng và triển khai các chính sách nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong đó xác định, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030. 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3