Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia


Phó Thủ tướng chỉ đạo, cần tiếp tục điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất theo kịp yêu cầu phát triển, ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia.

Bổ sung đất khu công nghiệp cho các tỉnh thuộc vùng động lực phát triển

Sáng 4/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh phân bổ một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 3 loại chỉ tiêu sử dụng đất nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các địa phương là đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất đô thị.

Tính đến năm 2025, Quốc hội quyết định cả nước có 152.800 ha đất khu công nghiệp (tính cả khu công nghiệp hiện hữu). Các địa phương đề xuất tăng 49.543 ha so với chỉ tiêu được phê duyệt. Đáng chú ý, một số tỉnh có tỉ lệ thực hiện, lấp đầy khu công nghiệp rất thấp, không thuộc vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, nhưng vẫn đề xuất bổ sung tăng thêm.

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Ảnh: VGP/MK

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng phương án bổ sung đất khu công nghiệp cho các tỉnh thuộc vùng động lực phát triển và vành đai công nghiệp có nhu cầu cấp bách, đã thu hút được nhà đầu tư, có có sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đáp ứng được các điều kiện phát triển khu công nghiệp. Đối với các tỉnh không điều chỉnh, hoặc điều chỉnh giảm, thì chỉ tiêu đất công nghiệp công lại vẫn bảo đảm thực hiện các khu công nghiệp đang đề xuất chủ trương đầu tư và thu hút đầu tư.

Đối với chỉ tiêu đất giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, qua tổng hợp, rà soát, đánh giá so với kết quả thực hiện, kế hoạch đầu tư công trung hạn cho thấy, chỉ có một số địa phương có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ hoặc bổ sung các công trình dự án trọng điểm giao thông quốc gia.

Ngoài ra, hầu hết các tỉnh chưa thực hiện rà soát chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ cho cấp huyện, khi phát sinh công trình mới lại đề xuất bổ sung, thay vì rà soát, điều chỉnh quy hoạch của địa phương để tổ chức triển khai; chưa xác định thứ tự ưu tiên các công trình, dự án giao thông gắn với kế hoạch đầu tư công trung hạn, khả năng thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Về điều chỉnh chỉ tiêu đất đô thị, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, một số địa phương đề xuất tăng trong khi chưa căn cứ vào kết quả thực hiện, chưa làm tốt công tác rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bên cạnh đó, một số địa phương đề xuất điều chỉnh giảm chỉ tiêu đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất với diện tích rất lớn để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội, hoặc do đo đạc, rà soát, thống kê lại.

Hầu hết các địa phương đồng ý với phương án điều chỉnh đất công trình năng lượng; xây dựng cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao; di tích lịch sử-văn hoá…

Đóng góp vào phương án điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện UBND các tỉnh Hà Nam, Đắk Nông, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên… làm rõ đề xuất điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đất giao thông… để triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Trần Văn Sơn cho biết, tỉnh kiến nghị được bổ sung thêm chỉ tiêu đất hạ tầng giao thông để triển khai các dự án giao thông đã bố trí nguồn vốn đầu tư công.

Còn lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh kiến nghị xem xét phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất theo từng vùng kinh tế-xã hội với sự tham gia của Hội đồng điều phối vùng.

Ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia

Lãnh đạo một số bộ, ngành đã trao đổi, làm rõ nguyên tắc, tiêu chí thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ cho các địa phương, trên tinh thần đây là nguồn lực phát triển rất quan trọng, phải cân đối giữa nhu cầu và hiệu quả, có tầm nhìn dài hạn. Việc điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất lần này cần tập trung vào 3 loại đất khu công nghiệp, đất giao thông, đất công trình năng lượng.

Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất, ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia
Các địa phương tham dự hội nghị trực tuyến

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nguyên tắc điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của các địa phương bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương phù hợp với thực tiễn, vì mục tiêu phát triển chung của quốc gia.

Việc điều chỉnh thực hiện trên cơ sở tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 của các địa phương đề xuất. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất tính đến thời điểm 31/12/2022; phân tích, đánh giá các xu thế chuyển dịch đất đai. Các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, có kế hoạch bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Các dự án đã và đang thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Ưu tiên cho các địa bàn có tiềm năng thu hút đầu tư do phát triển mới hệ thống hạ tầng.

Các tỉnh chưa có nhu cầu sử dụng, hoặc tỉ lệ thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ ở mức thấp sẽ phải điều chỉnh giảm, và bổ sung cho những địa phương có kết quả thực hiện cao và nhu cầu cấp thiết.

"Việc điều chỉnh chỉ tiêu đã phân bổ đến năm 2025 là tạm thời để bố trí thực hiện các công trình, dự án cấp bách của một số địa phương; đồng thời vẫn bảo đảm nhu cầu để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đến năm 2025", Thứ trưởng Lê Minh Ngân thông tin.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc xây dựng phương án phân bổ và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đai thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, cơ sở pháp lý, thực tiễn, khoa học…

Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất để theo kịp yêu cầu phát triển, trên quan điểm "đặt lợi ích quốc gia lên trên hết".

Trong đó, ưu tiên những dự án trọng điểm, hạ tầng quốc gia giải quyết mối quan hệ liên kết liên tỉnh, liên vùng, kết nối các khu kinh tế, du lịch; dự án lớn có tính chất lan toả, theo định hướng lớn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đất nước; những địa phương có lợi thế thu hút đầu tư, sử dụng nguồn đất đai hiệu quả hiện nay.

Nguồn: Báo Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3