Điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ chứng khoán phái sinh


(CHG) Từ ngày 15/12/2022, điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tối thiểu từ 13% lên 17%.

Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), việc điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ lần này được thực hiện trên cơ sở ý kiến nhất trí của UBCKNN và kết quả tính toán tỷ lệ ký quỹ ban đầu đối với HĐTL chỉ số VN30 do VSD xác định định kỳ theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của VSD. 

Cụ thể, theo tính toán tại kỳ đánh giá gần nhất ngày 12/12/2022, biên độ xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu (được xác định dựa trên phương pháp định lượng giá trị rủi ro VaR) nằm trong mức dao động từ 8,4% đến 18,3%. 

Như vậy, việc lựa chọn tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới cho HĐTL chỉ số VN30 là 17% nằm trong biên độ tính toán theo quy định và tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới sẽ giúp hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch HĐTL chỉ số VN30 của thị trường trở nên an toàn hơn so với tỷ lệ ký quỹ ban đầu 13% áp dụng hiện nay.

Đảm bảo không được thấp hơn tỷ lệ ký quỹ ban đầu do VSD quy định

Trên cơ sở tỷ lệ ký quỹ ban đầu mới do VSD công bố, các thành viên bù trừ sẽ có trách nhiệm điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu đang áp dụng tại từng thành viên theo nguyên tắc đảm bảo không được thấp hơn tỷ lệ ký quỹ ban đầu do VSD quy định. 

Để đảm bảo cho việc điều chỉnh từ ngày 15/12/2022 được thực hiện an toàn, thông suốt, VSD đã đề nghị thành viên bù trừ tiến hành rà soát, tính toán lại mức ký quỹ yêu cầu (tương ứng với tỷ lệ ký quỹ ban đầu 17%) trên từng tài khoản của nhà đầu tư mở tại thành viên để yêu cầu nộp bổ sung (nếu có), tránh để xảy ra tình trạng tài khoản vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ.

 Đối với tỷ lệ ký quỹ ban đầu của HĐTL TPCP, VSD tiếp tục giữ nguyên mức hiện nay là 2,5%.

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tu-15-12-dieu-chinh-ty-le-ky-quy-chung-khoan-phai-sinh-119221212230618064.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3