Đoàn công tác Tổng cục Quản lý thị trường làm việc tại Hà Nam và Vĩnh Phúc


(CHG) Ngày 11/8, đoàn công tác Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát, nắm bắt tình hình giá cả, thị trường theo Công điện 4624/CĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương về triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.

Đoàn công tác Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm trưởng đoàn

Đoàn công tác Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm trưởng đoàn

Hà Nam và Vĩnh Phúc là hai địa phương đầu tiên Tổng cục QLTT tiến hành khảo sát, kiểm tra.

Tại Hà Nam, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Masan Hà Nam. Công ty TNHH Masan Hà Nam là đơn vị cung cấp “thịt mát” lớn. Trao đổi với đoàn công tác, ông Đặng Ngọc Quý, Giám đốc Nhà máy, Công ty TNHH Masan Hà Nam đã lý giải nguyên nhân giá xăng dầu đã giảm tuy nhiên giá thịt heo thời gian gần đây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

 Theo ông Quý, thực tế, từ Tết đến nay, giá heo nhập về công ty tăng từ 50.000-51.000đ/kg lên 67.000-68.000đ/kg heo hơi chỉ sau 7 tháng. Bởi, các trại nuôi giống chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên hạn chế lượng heo đủ tiêu chuẩn xuất chuồng; tâm lý nhiều người muốn ghim hàng chờ giá tăng mới cho heo xuất chuồng. Khoảng 3 tháng gần đây, giá thịt heo từ Trung Quốc cũng tăng, vì vậy nhu cầu xuất heo sang Trung Quốc tăng, nên nguồn cung trong nước cũng bị ảnh hưởng phần nào…

Tuy nhiên, những công ty lớn như Masan, luôn có sự chuẩn bị nguồn cung ổn định. Công ty cũng cố gắng tối ưu hoá các chi phí trong quy trình sản xuất, đồng thời kết hợp với các chương trình khuyến mại để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý nhất.

Đoàn công tác khảo sát tại chợ Bầu

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khảo sát tại chợ Bầu

Khảo sát chợ Bầu (Phủ Lý, Hà Nam), nhiều tiểu thương cho đoàn công tác biết, giá thịt heo đã giảm so với những ngày trước đó, tuy nhiên vẫn đắt hơn so với đầu năm bởi giá đầu vào vẫn còn rất cao.

Bảng niêm yết đặt ở mỗi sạp kinh doanh thịt lợn tại khu vực chợ Bầu ngày 11/8: Thịt ba chỉ có giá 130.000đ/kg, thịt nạc vai 125.000đ/kg, thịt mông 100.000đ/kg, xương sườn 125.000đ/kg… Các tiểu thương cũng cho biết, thịt bò ít biến động hơn, giá trung bình từ 220.000 - 290.000 đồng/kg tuỳ loại.

Địa điểm tiếp theo mà đoàn công tác đến là cửa hàng bán lẻ xăng dầu Tân Thịnh 1, 2 thuộc Công ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ Thương mại Tân Thịnh (xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý, Hà Nam).

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Đình Sơn (Giám đốc công ty) cho hay, do đường cao tốc có lượng xe di chuyển lớn, nhu cầu đổ xăng cao nên công ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn cung, ngay cả thời điểm khan hiếm hàng vẫn duy trì đủ. 2 cửa hàng xăng dầu của công ty có vị trí khá thuận tiện, nằm trên trục đường cao tốc nên các ô tô ra vào đổ xăng liên tục, cung cấp khoảng 2.000 lít mỗi ngày.

Chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra đã khảo sát tình hình thị trường tại địa bàn thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại Cửa hàng Nông sản Linh Mận, anh Vũ Mạnh Linh - chủ cửa hàng cho biết, ở đây bán chủ yếu là đỗ, lạc, mì, miến, mộc nhĩ, gạo… Gần đây, giá các mặt hàng này không thay đổi, không chịu biến động của thị trường.

Cửa hàng Nghĩa Mận (khu Phố Mới, Tân Thịnh, Thổ Tang) lại chủ yếu bán đường sữa, bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt… Chủ Cửa hàng cho biết, các sản phẩm này chủ yếu phân phối trong tỉnh, hoặc sang Việt Trì (Phú Thọ). Toàn bộ các sản phẩm là hàng của các Công ty sản xuất tại Việt Nam, giá cả không thay đổi trong thời gian vừa qua.

Đoàn công tác làm việc với Công ty Việt - Pháp

Đoàn công tác làm việc với Công ty Việt - Pháp

Trong ngày 11/8, Đoàn công tác Tổng cục QLTT cũng đã làm việc với Công ty Việt Pháp - một trong những đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn của Vĩnh Phúc cũng như cả nước. Đây là một trong số những mặt hàng quan trọng, là nguyên liệu đầu vào của chăn nuôi, cung cấp thịt cho tiêu dùng hàng ngày.

Đại diện Công ty Việt Pháp cho biết, thức ăn chăn nuôi là mặt hàng có diễn biến thất thường theo tình hình thị trường. Nguyên nhân khiến giá cả các mặt hàng này thay đổi là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong những năm gần đây. Cụ thể là giá ngô và khô đậu (được nhập từ Nam Mỹ và Mỹ). So với thời điểm cuối năm 2020, giá 2 loại nguyên liệu này đã tăng khoảng 200%. Trong khi đó, giá sản phẩm thành phẩm ra thị trường không được tăng giá. Đó cũng là bài toán khó của công ty.

Chủ tịch HĐQT Khổng Văn Khoa mong rằng, Bộ Công thương, Tổng cục QLTT tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp chân chính, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm của những doanh nghiệp cố tình có hành vi gian lận thương mại, từ đó trả lại môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh hơn.

“Thịt mát” có một quy trình chế biến khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm. Để cho “ra lò” những khay thịt tươi, ngon, bổ dưỡng, những sản phẩm này phải đảm bảo quá trình “chín sinh hoá”. Cụ thể, toàn bộ quá trình chế biến phải đảm bảo nhiệt độ thấp từ 0-4 độ C để vi khuẩn nguy hiểm không thể phát triển được. Còn “thịt đông lạnh” là loại thịt bảo quản ở nhiệt độ sâu -12 độ C.


Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3