Đổi mới, sáng tạo và chủ động nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế


(CHG) Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ gắn với đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ... Đây là hai trong số nhiều nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Ảnh minh hoạ.
Theo đó, năm 2023, Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, có giải pháp mạnh mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt bằng, mỏ vật liệu, nhân công… để thực hiện ngay sau khi được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công,
Bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện cho dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội nhằm dẫn dắt, huy động các nguồn lực đầu tư ngoài Nhà nước, tạo các động lực phát triển, cực tăng trưởng mới, đồng thời bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, vùng, miền.
Triển khai quyết liệt giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 02 Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng đối tượng, tránh trục lợi. Khẩn trương thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2021-2025 theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm công khai, minh bạch. Tập trung tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại doanh nghiệp, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản nhà nước để có giải pháp cơ cấu lại, xử lý phù hợp.
Rà soát phát hiện và có biện pháp xử lý các doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. Có các giải pháp phù hợp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý dứt điểm tồn đọng tài chính, nợ không có khả năng thanh toán và các tài sản không sinh lời trong các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp thành viên.
Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo lộ trình, tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, bảo đảm Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải nhưng không hiệu quả của DNNN.
Có giải pháp phù hợp huy động hiệu quả nguồn lực của DNNN tham gia tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng số, nền tảng số, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, cung ứng các nguyên, vật liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất.
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện phát triển một số DNNN quy mô lớn, có vai trò mở đường phát triển một số ngành kinh tế chủ lực, dẫn dắt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tăng cường kết nối, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, dự án FDI, nhất là các công ty đa quốc gia.

Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nghề chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt khoảng 15,5%.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, đưa các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cấp các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, điện, than, phân bón…
Khai thác hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung tổ chức kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu.
Phát triển thị trường vật liệu xây dựng ổn định, tăng tỷ lệ sử dụng vật liệu xây dựng thay thế, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng, thân thiện với môi trường.
Tăng cường công tác khoa học khuyến nông, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Thực hiện các chiến lược phát triển ngành hàng theo hướng tích hợp đa giá trị, tăng hàm lượng khoa học công nghệ. Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.
Trú trọng phát triển các loại hình dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ cao. Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng tăng cường kết nối vùng miền, kết nối với cả nước và kết nối với khu vực, bảo đảm đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị; hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo dựa trên nền tảng các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, điều kiện tự nhiên đặc trưng; đẩy mạnh xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, hoat động du lịch ban đêm, góp phần định vị thương hiệu du lịch quốc gia,
Chính phủ cũng có các giải pháp khác phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch góp phần phát triển kinh tế./.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3