(CHG) Chiều ngày 11/7/2022, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương đã về thăm và làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương còn có đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Phó Trưởng ban; đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban; đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban; các đồng chí lãnh đạo Văn phòng, Vụ trưởng, Thư ký Trưởng ban, Vụ Tuyên truyền, Vụ Lý luận Chính trị, Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề.
Tham dự buổi tiếp và làm, phía Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (cơ quan chủ quản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có đồng chí PGS, TS. Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Thường trực Học viện; các đồng chí lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ và một số đơn vị chức năng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa ghi lưu bút vào Sổ vàng truyền thống của Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có PGS, TS. Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện; PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Thường vụ Đảng ủy - Phó Giám đốc Học viện; PGS, TS. Trần Thanh Giang, Ủy viên BCH Đảng bộ - Phó Giám đốc Học viện; các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn Học viện, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Học viện, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện; các đồng chí trưởng, phó các đơn vị chức năng trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trước buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu trong đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Nhà Hành chính A3 của Học viện và thăm quan Phòng Truyền thống của Nhà trường.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu ttrồng cây lưu niệm tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
Thay mặt lãnh đạo Học viện, đồng chí PGS, TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã báo cáo với Đoàn công tác về các mặt hoạt động của Học viện trong 60 năm vừa qua.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền thành lập ngày 16/1/1962. Trong 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự phát triển chung của đất nước Việt Nam.
Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hơn 70 nghìn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực lý luận chính trị, công tác tư tưởng, báo chí - truyền thông, trong đó có hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở hệ thống các trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội và hàng nghìn phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm công tác truyền thông, cán bộ quản lý ở các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí, các cơ quan truyền thông trong cả nước.
Nhiều người trong số đó đã trở thành các nhà khoa học đầu đàn, các nhà giáo có uy tín, các nhà báo, biên tập viên có tên tuổi... Không ít người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm quan Phòng Truyền thống của Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
Không chỉ đào tạo cán bộ trong nước, nhiều năm qua Học viện còn đào tạo hàng nghìn sinh viên đại học, học viên cao học, thực tập sinh và nghiên cứu sinh đến từ các nước như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Hàn Quốc theo các hiệp định song phương giữa Đảng, Chính phủ Việt Nam và đảng, chính phủ các nước.
Học viện đã triển khai nghiên cứu hàng ngàn đề tài các cấp. Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện đã công bố hàng nghìn bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí có uy tín cả trong và ngoài nước, trong đó có không ít bài có giá trị cao cả về lý luận lẫn thực tiễn; đã tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế… đã thu hút sự tham dự của nhiều nhà khoa học quốc tế đến từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Áo..
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện đã từng bước thiết lập quan hệ với các đối tác quốc tế mới. Hiên tại, Nhà trường có quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều đối tác của các nước thuộc 4 Châu lục Á, Âu, Mỹ, Úc về bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, truyền thông, chính sách công.
Học viện có hệ thống các phòng thực hành tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ giảng dạy, tuyên truyền hiện đại; có các Studio phát thanh, truyền hình, ảnh, các phòng thực hành kỹ năng xử lý báo chí, truyền thông đa phương tiện liên tục được nâng cấp về thiết bị chuyên dụng để theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Ký túc xá sinh viên Học viện gồm 4 dãy nhà cao tầng, được xây dựng thành hệ thống nhà ở khép kín với tiện nghi phù hợp, có sức chứa 1.500 người. Hệ thống các phòng làm việc có đầy đủ điều kiện của một công sở hiện đại. Hệ thống quản lý, điều hành công tác đã được tin học hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nhà trường.
Cơ sở vật chất của Học viện đã đạt tiêu chuẩn của một trung tâm quốc gia về đào tạo cán bộ lý luận chính trị và báo chí - truyền thông và có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng trong thời gian tới.
Với những thành tích to lớn trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Nhì (năm 1992), Huân chương độc lập hạng Nhất (năm 2001), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2007), Huân chương độc lập hạng 3 (2021)… và nhiều phần thưởng cao qúy khác.
PGS, TS. Phạm Minh Sơn nhấn mạnh: Học viện Báo chí và Tuyên truyền có được sự phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện trong những năm qua, trước hết là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao, thường xuyên và hiệu quả của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất về mọi mặt, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với sự phát triển của Nhà trường; sự quan tâm, phối hợp, giúp đỡ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, nhất là của Ban Tuyên Giáo Trung ương. Cùng với đó là sự nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người của các thế hệ cán bộ, giảng viên của Nhà trường trong mọi hoàn cảnh luôn đồng lòng nhất trí, phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, của nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận tại buổi làm việc |
Sau khi nghe báo cáo các mặt công tác, các ý kiến phát biểu thảo luận và các kiến nghị, đề xuất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã đưa ra 07 nội dung quan trọng định hướng phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian tới, trong đó đã nhấn mạnh:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; là cơ sở nghiên cứu khoa học về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, báo chí, truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đất nước và cho ngành Tuyên giáo.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền quán triệt nội dung các hội nghị của Trung ương cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong toàn bộ hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng; kịp thời bổ sung, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào chương trình, giáo trình, bài giảng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động của Học viện, phát huy tính năng động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ viên chức, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Quan tâm bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên, sinh viên; gắn kết chặt chẽ lý thuyết với thực tiễn, trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, lý tưởng sống cao đẹp, ý thức trách nhiệm cao với bản thân, với gia đình, cộng đồng và đất nước để thích ứng tốt với các môi trường làm việc. Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thực sự là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống mẫu mực; về năng lực công tác, phương pháp làm việc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.
Chú trọng xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp, góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức tuyên giáo trong tình hình mới.
Tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo đảm tính khoa học, tính chiến đấu và tính thuyết phục. Đề cao vai trò, phát huy ưu thế của đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có bản lĩnh, tri thức kinh nghiệm của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Về những đề xuất, kiến nghị của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo chí, xuất bản; lý luận chính trị; nghiên cứu khoa học, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng thành các đề án, kế hoạch cụ thể. Theo đó, các vụ, đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ có ý kiến cụ thể và phối hợp thực hiện theo thẩm quyền.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, phát huy tinh thần đoàn kết, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu sáng tạo để đạt được nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa, tập trung xây dựng phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: "Tôi tin tưởng rằng Đảng bộ, Ban Giám đốc Học viện Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng bộ, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ lãnh đạo, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ngừng phát triển, thu được nhiều thành công mới".
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết