Dự án sân bay Long Thành tuyệt đối không để xảy ra tư lợi cá nhân


(CHG) Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 147/TB-VPCP ngày 18/5/2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra tiến độ triển khai dự án  cản hàng không quốc tế Long Thành. Phó Thủ tướng yêu cầu chú trọng đặc biệt đến chất lượng, tuyệt đối không để xảy ra tư lợi cá nhân ở dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 30/6/2022

Thông báo 147/TB-VPCP nêu rõ, công tác triển khai hạng mục nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Long Thành cơ bản đáp ứng được tiến độ đề ra. Việc giải phóng mặt bằng, bàn giao diện tích đất giai đoạn 1 cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã xác định Dự án hoàn thành vào năm 2025, các đơn vị phải có quyết tâm lớn, công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phải tiến hành thường xuyên, liên tục.

Phấn đấu hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025

Phấn đấu hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025

Để khẩn trương triển khai Dự án đáp ứng tiến độ, chất lượng yêu cầu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo: Thời gian thực hiện Dự án còn lại không nhiều (gần 4 năm), với đòi hỏi của dự án quan trọng quốc gia về kiến trúc, chất lượng xứng tầm với vị thế quốc gia, yêu cầu công tác điều hành phải khoa học, quá trình triển khai phải nỗ lực, tích cực từ người công nhân, cán bộ kỹ thuật, đến Ban quản lý dự án cũng như các nhà thầu, tư vấn, hệ thống chính trị của địa phương và các Bộ, ngành để hoàn thành công trình đáp ứng yêu cầu đề ra.

Các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì hoạt động công trường như nhịp độ hiện nay; rà soát, xây dựng tiến độ, xác định các công việc/hạng mục công trình trên đường găng đối với tất cả các các gói thầu, hạng mục công trình của Dự án để làm cơ sở triển khai, kiểm soát; tổ chức giao ban hàng tháng để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, duy trì tiến độ theo yêu cầu.

Công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, nhưng nếu tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông để vận động, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, hiệu quả của Dự án để Nhân dân hiểu rõ, sẽ nhận được sự đồng thuận của Nhân dân và tạo thuận lợi hơn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Bảo đảm công trình đạt chất lượng ở mức cao nhất

Phó Thủ tướng khẳng định đây là dự án quan trọng quốc gia, việc đầu tư các tuyến giao thông kết nối là cần thiết và phải sớm triển khai. Tuy nhiên, các tuyến giao thông phải đi trước, đón đầu, có tính đến sự phát triển sau này về gia tăng quy mô của Dự án, sự phát triển của khu vực và kết nối vùng miền. Bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, đề xuất cơ quan triển khai.

Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu, đề xuất mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến đường song song với cao tốc này để bảo đảm nhu cầu kết nối, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban quản lý dự án giám sát chặt chẽ việc triển khai thi công của các nhà thầu, bảo đảm thời gian thi công của các hạng mục trên đường găng tiến độ; chú trọng đặc biệt đến chất lượng công trình, bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định, quy trình, quy phạm; tuyệt đối không để xảy ra tư lợi cá nhân. Chỉ đạo các nhà thầu xây dựng phương án thi công thích ứng với mùa mưa sắp tới, không để gián đoạn, ngừng nghỉ trên công trường dẫn đến chậm tiến độ.

Đồng thời, yêu cầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế thực hiện đầy đủ công tác giám sát thi công, giám sát quyền tác giả theo quy định; tiến hành giám sát chéo giữa các đơn vị liên quan, tuân thủ đầy đủ các quy định, bảo đảm công trình đạt chất lượng ở mức cao nhất.

Việc triển khai thiết kế, thi công nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Thông báo số 105/TB-VPCP ngày 07/4/2022 của Văn phòng Chính phủ. Phấn đấu khởi công vào quý IV/2022.

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3