(CHG) Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất khẩu (XK) đạt 1,21 tỷ USD, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, XK năm nay sẽ đạt 2,6 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đều đã nỗ lực chạy hết công suất chế biến, tổng trị giá XK đạt 1,21 tỷ USD, tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường XK lớn bù đắp cho hơn 3 năm ngành cá tra bị tổn thương nặng nề do Covid-19. Dự báo, XK cá tra có thể đạt 2,6 tỷ USD trong năm nay.
Tại các thị trường lớn như Trung Quốc- Hồng Koong, Mỹ… đều ghi nhận XK cá tra tăng trưởng tốt, đặc biệt là thị trường Mỹ. Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, trong 5 tháng đầu năm nay, tổng trị giá XK cá tra sang Mỹ đạt 310 triệu USD, tăng 131%. Trong đó, riêng tháng 5/2022, trị giá XK cá tra sang thị trường này đạt 69 triệu USD, tăng 114%.
![]() |
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,6 tỷ USD trong năm nay |
Giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã ra thông báo công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam được phép chế biến, XK sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ nâng tổng số nhà máy được công nhận lên con số 19. Cho tới nay, XK cá tra sang thị trường Mỹ vẫn đang ổn định tốt. Theo số liệu thống kê mới nhất của ITC, tới cuối tháng 4/2022, giá cá tra đông lạnh nhập khẩu (NK) của Mỹ từ Việt Nam đã lập thêm đỉnh mới đạt gần 5 USD/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 2 USD/kg. Đây là mức giá tăng mạnh chưa từng có trong 3 năm trở lại đây.
Mặc dù các doanh nghiệp phải vượt qua khá nhiều rào cản kỹ thuật, thị trường Trung Quốc cũng tăng trưởng. Tính đến hết tháng 5/2022, tổng trị giá XK cá tra sang thị trường này đạt hơn 317 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo phân tích của bà Tạ Hà, cuộc chạy đua ngăn Covid-19 tại một số điểm nóng, trong đó có Thượng Hải, nhiều cảng biển lớn, nhà máy phải đóng cửa đã ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi hàng hóa của nội bộ quốc gia nước này. Chính vì vậy, trong quý 1/2022, nhập khẩu cá thịt trắng của Trung Quốc giảm mạnh, trong đó khối lượng nhập khẩu cá minh thái từ Nga giảm 60%. Nhưng cho tới hết tháng 5/2022, XK cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông vẫn tăng trưởng dương liên tiếp ba con số.
Ngoài các thị trường XK chính, XK cá tra đông lạnh sang Mexico, Canada, Australia và Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tính đến hết tháng 5/2022, CPTPP là khối thị trường XK lớn thứ 2 của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam (sau Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ).
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu cá tra từ các nước trong khối CPTPP liên tục tăng trưởng trong 5 tháng liên tiếp với giá trị đạt 146,5 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK sang Mexico đạt 51,8 triệu USD, tăng 71%; Canada đạt 27,5 triệu USD - tăng 86%; Australia đạt 16,5 triệu USD - tăng 29%; Nhật Bản đạt 14,6 triệu USD - tăng 64%. Dự báo trong quý 2/2022, XK cá tra đông lạnh sang khối thị trường này tăng hơn 35% so với quý trước - đạt khoảng 110 triệu USD.
Bên cạnh đó, XK cá tra sang EU, Thái Lan, Brazil, Anh, Colombia, Ai Cập vẫn tăng trưởng tốt. Tổng trị giá XK sang EU đạt 88,6 triệu USD, tăng 89%; sang Thái Lan tăng 85%; sang Brazil tăng 51%...
Giá XK tốt, ổn định, giá nguyên liệu trong nước giảm nhẹ dao động 31.500 - 32.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tuy nhiên, dự báo giá cá thương phẩm trung bình trong thời gian tới vẫn giữ ổn định do nhu cầu nhiều thị trường XK vẫn lớn.
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết