Dù công hay tư, tiền lương, thu nhập cũng phải đủ sống!


(CHG) Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, muốn người lao động ở khu vực công và tư ổn định, việc quan trọng phải bảo đảm việc làm ổn định, tiền lương, thu nhập phải đủ sống, đảm bảo cho bản thân người lao động và gia đình mình.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Tình trạng lao động làm việc ở nước ngoài bỏ trốn hiện đã không còn bức xúc như trước
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đặt câu hỏi về việc lao động Việt Nam bỏ trốn khi lao động tại nước ngoài ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia và nhiều lao động khác có ý định xuất khẩu lao động. Dù đã có chế tài nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở một số nước là thị trường xuất khẩu lao động sôi động. "Theo Bộ trưởng, cần có giải pháp gì?", ông Trần Quang Minh hỏi.
Đại biểu tỉnh Quảng Bình cũng cho biết, vấn đề lao động, tiền lương, môi trường việc làm, cơ hội thăng tiến luôn được cán bộ, công nhân viên chức hết sức quan tâm. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cán bộ xin thôi việc ở Nhà nước sang làm ở lĩnh vực khác để cải thiện đời sống, tìm hiểu cơ hội mới, làm dấy lên lo ngại chảy máu chất xám ở lĩnh vực công. Do đó, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới.
Trả lời đại biểu về lao động Việt Nam lao động nước ngoài, một bộ phận trốn ở lại không về nước đúng thời gian, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định: Hiện tượng đó tại thời điểm này không bức xúc bằng năm 2017. 
Thời điểm đó, tỷ ệ lao động Việt Nam ở Hàn Quốc bỏ trốn lên tói 52%. Hàn Quốc dừng toàn bộ chương trình EPS ở Việt Nam.
Bộ LĐTBXH đã suốt 4 năm kiên trì thực hiện các giải pháp ký quỹ, trục xuất, thậm chí xử lý hình sự với người trốn ở lại các quốc gia.
Thực tế, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, có thời gian, phía nước bạn dừng tiếp nhận lao động ở toàn bộ các tỉnh, thành có tỷ lệ lao động trốn ở lại cao. Còn thời điểm này, việc tạm dừng đã "khuôn" lại trong 18 huyện ở 9 tỉnh.
"Các địa phương không muốn tạm dừng nhưng chủ trương này bắt đầu yêu cầu phía Hàn Quốc. Vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ LĐTBXH phải làm nhiều việc để đến thời điểm này chỉ còn 24,6% người lao động vi phạm hợp đồng, thuộc diện quốc gia có mức độ vi phạm thấp, để tiếp tục gỡ bỏ những hạn chế tiếp nhận lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
Muốn lao động ổn định phải bảo đảm việc làm; tiền lương, thu nhập đủ sống
Về tình trạng công chức thôi việc, theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, vừa qua, Chính phủ đã đề cập vấn đề cán bộ, công chức, viên chức chuyển sang làm việc khu vực tư nhân và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời.
"Cá nhân tôi xin trả lời một phần nào đó về vấn đề này. Muốn người lao động ở khu vực công và tư ổn định, việc quan trọng phải bảo đảm thu nhập, việc làm ổn định, tiền lương phải đủ sống, thu nhập đảm bảo cho bản thân và gia đình mình", người đứng đầu Bộ Lao động nêu quan điểm.
Về vấn đề lao động, việc làm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Thu nhập bình quân của người lao động quý I/2023 là 7,9 triệu đồng, tăng 2,6% so với quý IV. Trong đó, ngành nghề cơ bản thâm dụng lao động như dệt may 7,2 triệu đồng, điện tử 9 triệu đồng. 
Hệ thống doanh nghiệp cố gắng rất lớn, san sẻ với phương châm khi làm ăn thăng tiến cùng hưởng, khó khăn sẻ chia. Tuy chưa cải thiện nhiều nhưng về cơ bản chính sách tiền lương tối thiểu, thu nhập bình quân đã đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật.
Dù vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, tiền lương và thu nhập của người lao động còn thấp, đời sống còn khó khăn, nhất là với nữ công nhân ở các khu công nghiệp.
Trong làn sóng hơn 3 triệu lao động về quê, phần đông là những người mẹ đem theo con nhỏ, không trụ nổi tại thành phố buộc phải trở về
Về vấn đề chính sách với lao động nữ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, tối qua ông đọc lại báo cáo về lĩnh vực giày da, dệt may. Còn một tháng trước, ông được Thủ tướng phân công đi kiểm tra một số địa phương.
“Cùng sinh hoạt, ăn cơm cùng công nhân, tôi thấy hầu hết lao động trong các ngành dệt may, giày da là lao động nữ, thậm chí có ngành nghề tới 80% là nữ. Đối tượng bị giãn việc, mất việc làm cũng hầu hết rơi vào lao động nữ. 
Trong làn sóng hơn 3 triệu người trở về các địa phương vừa qua, phần đông cũng là những người mẹ đem theo con nhỏ. Không trụ nổi ở thành phố, người lao động mới phải trở về”, Bộ trưởng bộc bạch.
Vì vậy, về việc sa thải lao động nữ trên 40 tuổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, lao động phải đào tạo ngay từ sớm, chưa thất nghiệp. Qua tuổi 40 với ngành dệt may quả thật là rất khó khăn với người lao động vì mắt đã mờ, chân đã chậm, năng suất làm việc thấp.
“Do đó, phải có giải pháp chăm lo cho công nhân nữ lớn tuổi như tạo điều kiện doanh nghiệp sản xuất, tạo việc làm ổn định, chăm lo phúc lợi xã hội thiết yếu, chủ động đào tạo từ sớm, từ xa; các địa phương cũng cần có cơ chế, chính sách tạo việc làm cho lao động nữ thích ứng với điều kiện mới”, Bộ trưởng nêu quan điểm.

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3