Đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN sẽ bị áp thuế 47,64%


(CHG) Ngày 1/8, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá với tổng mức thuế là 47,64 % đối với đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN.

Ngày 1/8, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1514/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.

Theo đó, đường nhập khẩu từ 5 quốc gia này có sử dụng nguyên liệu đường của Thái Lan sẽ bị áp dụng cùng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với đường Thái Lan là 47,64%.

Bộ Công Thương quyết định đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN sẽ bị áp thuế 47,64%

Bộ Công Thương quyết định đường mía nhập khẩu từ 5 nước ASEAN sẽ bị áp thuế 47,64%. Ảnh minh họa

Quyết định này dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp thông tin và ý kiến do các bên liên quan cung cấp, bao gồm ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu và từ các cơ quan chức năng.

Kết luận điều tra xác định việc sử dụng nguyên liệu đường có xuất xứ từ Thái Lan để sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm đường mía sang Việt Nam của các doanh nghiệp từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar là hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với sản phẩm đường của Thái Lan.

Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế cho thấy hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan đang bị suy giảm do sự tác động của đường nhập khẩu từ 5 quốc gia nói trên.

Vì vậy, để tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước và người nông dân trồng mía, các loại đường nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar có sử dụng nguyên liệu đường của Thái Lan sẽ bị áp dụng cùng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với đường Thái Lan với tổng mức thuế là 47,64%.

Trong đó, thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%. Nếu như đường nhập khẩu từ 5 quốc gia này mà chứng minh được sản xuất từ mía thu hoạch tại chính các quốc gia này sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.

Quyết định này có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày quyết định được ban hành cho đến ngày 15/6/2026, trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo các quyết định khác của Bộ Công thương.

Các quy định phòng vệ thương mại, bao gồm điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh gần đây sau khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm mía đường từ Thái Lan.

Còn lại: 1000 ký tự
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3