Ga Sóng Thần sẽ mở rộng để trở thành trung tâm logistic lớn nhất phía Nam


(CHG) - Nằm vị trí thuận lợi, cạnh các khu công nghiệp lớn của Bình Dương và tiếp giáp với Tp.HCM, Ga Sóng Thần đã ‘sở hữu” một hệ thống đường giao thông liên tỉnh, bến cảng... rất thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm logistic lớn nhất phía Nam.
Giảm chi phí vận chuyển
Ga Sóng Thần là là một nhà ga xe lửa lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, tiếp nối sau ga Dĩ An và trước ga Bình Triệu (Tp.HCM). Ga toạ lạc tại đại lộ Độc Lập, phường An Bình, thành phố Dĩ An.
Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) ga Sóng Thần đang hưởng rất nhiều lợi thế khi nằm trên QL1A, vị trí ngay tại trung tâm khu công nghiệp Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), có khả năng kết nối tốt với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, như: Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp… và các tỉnh miền Đông Nam bộ, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước.
Khảo sát ga sóng thần
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Võ Văn Minh và Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Danh Huy khảo sát tại ga Sóng Thần, tháng 8/2023.
Đánh giá cao những lợi ích và tầm quan trọng của ga Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam đồng thời là một trong những đầu mối giao thông vận tải ở khu vực này. Do đó, hiện nay VNR đang gấp rút xây dựng 2 tuyến vận chuyển liên vận quốc tế từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc và các nước thứ ba.
Tuyến thứ nhất xuất phát từ ga Sóng Thần đi Kép (Bắc Giang) rồi đến Đồng Đăng (Lạng Sơn) trước khi sang ga Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc). Từ đây, tàu sẽ tiếp tục đi sâu nội địa Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc sang các nước Trung Á, Nga, EU...
Tuyến thứ 2 từ ga Sóng Thần đi Lào Cai tới ga Sơn Yêu (Hà Khẩu Bắc, Trung Quốc) sau đó sẽ chuyển đổi phương tiện đi sâu nội địa Trung Quốc.
Mỗi đoàn tàu dự kiến sẽ vận chuyển 20 - 25 container. Thời gian chạy tàu từ ga Sóng Thần đến ga biên giới Bằng Tường (Quảng Tây) khoảng 5 ngày, đến ga Sơn Yêu (Vân Nam) khoảng 6 ngày.
Bên cạnh đó, Bình Dương hiện là một trong những địa phương có chỉ số thu hút FDI cao nhất cả nước. Dẫn đến nhu cầu xuất nhập khẩu sả phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu, như da giầy, dệt may và đồ gỗ nội thất sang thị trường Trung Quốc, châu Âu của các doanh nghiệp này là rất lớn.
Do vậy, nếu hàng hóa được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại ga Sóng Thần sẽ giảm rất nhiều về thời gian và chi phí vận chuyển, thay vì chở hàng đến các càng logistic theo đường biển tại Tp.HCM, Vũng Tàu.
Mở rộng thành trung tâm logistic
Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương – Ông Nguyễn Trần Hiệu cho biết, hiện nay hàng nhập từ Trung Quốc về Bình Dương chiếm đến 50% hàng nhập khẩu. Ngoài hàng nguyên vật liệu còn có hàng thương mại điện tử. Vì vậy, nếu đưa hoạt động liên vận vào khai thác tại ga Sóng Thần sẽ tạo thuận lợi để tỉnh Bình Dương trở thành trung tâm hàng nhập khẩu, phân phối đi các địa phương khác trong khu vực.
Ga Sóng Thần
Ga Sóng Thần sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ trở thành trung tâm logistic của cả khu vực phía Nam 
Trước năm 1975, đây chỉ là một ga đường sắt nhỏ. Sau năm 1975, nhà ga từng bước được xây dựng để trở thành ga hàng hóa lớn. Hiện nay, ga là 1 trong 5 ga hàng hóa loại I của đường sắt Việt Nam. Với quy mô quản lý hơn 20ha và hệ thống kho bãi, phương tiện vận chuyển, xếp dỡ. Nhà ga có 17 đường ray với sức chứa trên 350 toa xe, 5 kho chứa hàng. Năng lực xếp dỡ của ga đạt 2.000 tấn xếp dỡ/ngày đêm.
Trong quy hoạch của địa phương, ga Sóng Thần sẽ là trung tâm logistics lớn nhất phía Nam, hoàn toàn có thể là nơi tập kết, xuất nhập khẩu đi các tỉnh phía Bắc, kéo theo sự gia tăng cung ứng các dịch vụ kèm theo, không chỉ của Bình Dương mà còn của cả Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, với chủ trương đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, địa phương và cả vận tải đường sắt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đường sắt". Trong đó, ga Sóng Thần được xác định là ga trọng điểm hàng hóa phía Nam.
Trên cơ sở đó, Bộ GTVT hiện nay cũng đã đề xuất đầu tư hơn 180 tỷ đồng nhằm triển khai đồng bộ các dự án nâng cấp, cải tạo ga Sóng Thần, để đủ sức phục vụ cho nhu cầu hoạt động liên vận quốc tế. Dự kiến, giai đoạn 2025-2030, khi hoàn thành, năng lực ga Sóng Thần sẽ đạt đến 3,5 triệu tấn/năm và trở thành ga hàng hóa đầu mối lớn trong nhất hệ thống các ga đường sắt Việt Nam.
Đại diện phía VNR cho hay, dự kiến sau khi cải tạo, ga này sẽ được tổ chức chạy các đoàn tàu đi thẳng từ tới Trung Quốc, quá cảnh sang nước thứ ba và ngược lại, thay vì phải chuyển tiếp ở các ga trong nước.
Đồng thời, sẽ tổ chức chạy tàu hằng ngày thay vì 2 chuyến/tháng như hiện nay. Bên cạnh đó, ga cũng sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ công tác xuất - nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng tại khu vực tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận.
Còn lại: 1000 ký tự
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh xây dựng Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng

Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng.

Xem chi tiết
Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Đề tài Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương do ThS. Phạm Đức Kiểm (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Hải Dương) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3