![]() |
Toàn cảnh khai mạc Tuần lễ văn hóa trà sen Kiếp Bạc |
Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức, song chỉ trong 3 ngày Ban Quản lý di tích (QLDT) Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được đón gần 7 nghìn lượt đại biểu, du khách nhiều tỉnh, thành phố về tham dự. Trong đó có Hiệp hội du lịch của 6 tỉnh duyên hải Bắc bộ, trên 30 công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ…
Chuỗi hoạt động tại tuần lễ : Trình diễn nghệ thuật pha trà; thưởng thức trà và tự thực hành phương pháp pha trà; du thuyền trải nghiệm phương thức ướp trà vào hoa sen trên hồ; thưởng thức nghệ thuật hát dân ca và giao lưu văn nghệ; tham quan, chụp ảnh và mua sắm các sản phẩm chế biến từ sen Kiếp Bạc và các sản vật nổi tiếng của Hải Dương như: Bánh đậu xanh, na, nhãn, mật ong Chí Linh, gốm Chu Đậu và tranh thêu Xuân Nẻo… Những hoạt động này đã thực sự thu hút du khách.
![]() |
Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp giao ước phối hợp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm “Trà sen Kiếp Bạc” |
Những ngày cuối hè đầu thu vẫn còn nắng nóng, oi bức. Nhưng tại khu vực Vườn Phúc ở phủ đệ Vạn Kiếp (đền Kiếp Bạc) lại là một không gian khoáng đạt giữa tán lá rợp bóng mát, ngay bên cạnh hồ sen rộng 5ha lộng gió, du khách được thưởng thức những chén trà thấm đẫm hương vị đất trời của chốn tối linh Kiếp Bạc.
Trà sen ở phủ đệ Vạn Kiếp xưa là thức uống cao cấp, thượng hạng, là nghệ thuật thưởng thức tao nhã, mang tính cung đình, mà chỉ các vương hầu, quý tộc thời Trần được thưởng thức, sau đó gần như bị thất truyền…Năm 2019, khi dịch COVID-19 bùng phát, kéo theo các hoạt động KT-XH bị ngừng trệ, thiệt hại nặng nề, trong đó có ngành du lịch.
Ngay sau khi dịch được khống chế, Bộ VHTTDL đã kêu gọi “người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” và đề nghị các địa phương khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch, trong đó có xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, nhằm thu hút du khách. Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc đã nghiên cứu và phục hồi thành công sản phẩm du lịch “Trà sen Kiếp Bạc”. Từ bấy đến nay, sản phẩm đã tạo ấn tượng sâu sắc đối với du khách khi tới Kiếp Bạc. Họ mua trà dâng Thánh rồi mang về thưởng thức.
![]() |
Du khách thưởng trà do các nghệ nhân pha |
Theo các nghệ nhân, trà Kiếp Bạc được tuyển chọn kỹ lưỡng, khi pha: nước xanh, vị đượm, hương thơm… Chiều chiều, các nhân viên Ban QLDT chèo thuyền đi ướp chè vào hoa sen trong hồ, sớm tinh mơ hái về dâng Thánh. Nước pha chè được lấy từ Long tỉnh (giếng Mắt rồng) trong đền Kiếp Bạc. Trà được pha đúng cách theo truyền thống Việt Nam và nét đẹp văn hóa riêng có của di tích.
![]() |
Du khách tham gia trải nghiệm trên hồ sen |
Ở Kiếp Bạc có trà sen, thì ở Côn Sơn có trà hoa cúc. Từ xưa đã được các vị sư tổ về hoằng dương Phật pháp, sau khi giảng kinh xong, thường thưởng thức loại trà này và đàm đạo về dòng thiền Phật giáo Trúc Lâm, nên được gọi là Thiền trà. Trà hoa cúc Côn Sơn, dự định sẽ được Ban QLDT Côn Sơn-Kiếp Bạc tiếp tục nghiên cứu và phục hồi trong thời gian tới.
Tham dự Tuần văn hóa này, du khách được trực tiếp theo dõi các nghệ nhân đến từ các Câu lạc bộ (CLB) trà sen Kiếp Bạc, CLB trà sen Tây Hồ (Hà Nội) và CLB trà sen Đại học Văn hóa Hà Nội, trình diễn nghệ thuật pha trà.
![]() |
Các sản phẩm chế biến từ sen. |
Tại đây, Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ, đã ký kết giao ước hợp tác quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm "Trà sen Kiếp Bạc" với Ban QLDT Côn Sơn - Kiếp Bạc.
![]() |
Sản phẩm mật ong, nhãn Chí Linh. |
Được biết, “Tuần văn hóa trà sen Kiếp Bạc” sẽ tiếp tục được Ban QLDT nghiên cứu hoàn chỉnh thêm về nội dung hoạt động, để báo cáo các cấp có thẩm quyền tiếp tục cho tổ chức vào những năm tới.
![]() |
Trải nghiệm tại không gian “Tuần văn hóa” |
Trà sen Kiếp Bạc được Ban QLDT phục hồi và quảng bá rộng rãi về ý nghĩa, là sự thể hiện ý thức giữ gìn di sản văn hóa, khẳng định sự vĩnh tồn của những nét đẹp phong tục truyền thống dân tộc, đưa con người tìm về với giá trị đích thực của cuộc sống Chân - Thiện - Mỹ.
![]() |
Bên hồ sen Kiếp Bạc |
Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi bao tao nhân mặc khách, từ trí thức cho tới nông dân, từ thị thành tới thôn quê… thường xuyên lui tới thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt, tận hưởng hương vị thanh tao của trà sen và không tiếc lời khen ngợi. Tất cả đều mong mỏi hoạt động văn hóa này sẽ được tỉnh Hải Dương duy trì tổ chức hàng năm.
![]() |
Sản phẩm Trà sen Kiếp Bạc |
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết