(CHG) Kinh tế xanh là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới và là con đường tất yếu trong sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế xanh cần nguồn lực lớn để phát triển theo hướng phù hợp và thích ứng với các nguồn lực kinh tế khác.
Kinh tế xanh là con đường phát triển tại Việt Nam. Ảnh: ITN
Các xu hướng kinh tế xanh tại Việt Nam
Kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội. Kinh tế xanh cần thiết bởi nó tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam là quốc gia chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, thiên tai, dịch bệnh... Dó đó tăng trưởng xanh đang là xu hướng ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và là con đường tất yếu trong sự phát triển của Việt Nam. Đặc biệt chiến lược tăng trưởng xanh còn giúp nước ta thực hiện các cam kết, thoả thuận quốc tế bao gồm cả những cam kết FTA thế hệ mới.
Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có tuyên bố mạnh mẽ về mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Điều này thể hiện cam kết chính trị và quyết tâm rất lớn trong việc đẩy mạnh chuyển đổi nền kinh tế, góp phần giải quyết những thách thức lớn toàn cầu về biến đổi khí hậu và vấn đề môi trường.
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm xu hướng phát triển kinh tế xanh tập trung vào 3 trụ cột chính là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Việt Nam cũng đã bắt đầu làm quen với xu hướng phát triển kinh tế xanh của thế giới.
Thứ nhất, xu hướng phát triển công nghiệp xanh. Tập trung vào 2 mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường; đồng thời, nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường.
Việc ứng dụng các nguồn năng lượng sạch vào sản xuất công nghiệp như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học đã và đang được nhiều nước triển khai, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh. Mục tiêu của nông nghiệp xanh là gia tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm các giá trị “xanh” đối với môi trường và “an toàn” đối với con người.
Với công nghệ sinh học, phân bón sinh học, hoạt chất sinh học quản lý sâu bệnh, áp dụng những tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu về giống, kỹ năng thâm canh mới, xử lý và chế biến sinh khối, nông nghiệp xanh đang là xu hướng tất yếu.
Thứ ba, xu hướng phát triển dịch vụ xanh. Trong lĩnh vực dịch vụ, các các nước ngày càng chú trọng xây dựng và khai thác các loại hình dịch vụ gắn với gìn giữ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Ảnh minh họa
Tăng trưởng xanh phù hợp với nguồn lực
Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm đầu thời kỳ Đổi mới và đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn hạn chế vì nhiều lý do, trong đó có thiếu nguồn lực vốn. Điều này đặt ra những giải pháp đồng bộ và dài hạn, với từng bước đi cụ thể để hướng tới kinh tế xanh.
"Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" được ban hành đã góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực chống chịu, giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc khác nhau. Đồng thời phát huy năng lực, nâng cao tính bình đẳng về khả năng tiếp cận cơ hội và thụ hưởng thành quả của sự phát triển đối với mỗi người dân.
Bên cạnh đó, Chiến lực quốc gia về tăng trưởng xanh đã đặt mục tiêu đến năm 2030, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm từ 1,0 - 1,5 %/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20%; kinh tế số chiếm 30%; tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu đạt trên 60%...
Đến năm 2050, tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP giảm từ 1,5% - 2%/ năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25-30%. Còn kinh tế số chiếm 50% GDP, tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao đạt trên 80%...
Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp xuyên suốt mà chiến lực đưa ra là xây dựng và hoàn thiện thể chế, truyền thông, nâng cao nhận thức và khuyến khích thực hiện, phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh.
Huy động nguồn lực, khoa học công nghệ, đối mới sáng tạo, chuyển đổi số, xây dựng lối sống xanh, bền vững và quản lý chất thải và tài nguyên nước, thúc đẩy hợp tác quốc tế...
Trả lời cơ quan truyền thông về vấn đề này, ông Đào Xuân Lai - Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế xanh cần thời gian và đặc biệt nó thích ứng, phù hợp với các nước có tiềm lực kinh tế mạnh. Đối với Việt Nam, nguồn lực còn tương đối hạn chế.
Để phát triển kinh tế xanh thiết thực, Chính phủ cần phải có những định hướng để phát triển theo, bắt nhịp cũng như tận dụng được những cơ hội quốc tế mà thị trường thực tiễn đặt ra. Đồng thời phát triển sao cho phù hợp với bối cảnh cũng như điều kiện của Việt Nam. Trên tinh thần đó thì về bản chất, bên cạnh sự cam kết hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ phải dựa vào chính nguồn lực trong nước.
Theo ông Đào Xuân Lai, với những nguồn lực sẵn có, Việt Nam cần phải quản lý và ứng dụng một cách hiệu quả nhất để đầu tư có ưu tiên vào những ngành mũi nhọn cũng như sử dụng nguồn lực đó để thúc đẩy và khuyến khích tạo ra môi trường pháp lý để thúc đẩy đầu tư của tư nhân, lôi kéo đầu tư của tư nhân ở Việt Nam cũng như của tư nhân quốc tế.
Tiếp đó, cần phải tái cơ cấu kinh tế để làm sao Chính phủ đưa ra lộ trình, định hướng một cách rõ ràng thì đầu tư của khối tư nhân cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài đều sẽ hướng vào những ngành mũi nhọn. Điều đó rất quan trọng bởi vì nếu Chính phủ không định hướng một cách lâu dài, rõ ràng, minh bạch thì có rất nhiều những đầu tư sẽ trở thành lỗi thời trong vòng 10, 15 năm nữa.
Bên cạnh đó, cần có các giải pháp để tận dụng được nguồn lực nhàn rỗi từ trong dân. Chính phủ cần có những chính sách phù hợp để có thể huy động đầu tư của người dân vào tăng trưởng xanh.
Do đó sẽ rất thực tế, bởi vì người dân có tiền nhưng rất nhiều người đang loay hoay không biết đầu tư vào đâu. Đầu tư nếu như có Chính phủ đứng đằng sau thì sẽ đảm bảo chi trả về mặt lãi suất cho tín dụng và có thể huy động được nguồn lực rất lớn từ trong dân.
Ông Đào Xuân Lai cho biết, hiện nay thế giới đã có những sáng kiến về tài chính như tín dụng xanh, trái phiếu xanh… Việt Nam nên xem xét áp dụng những sáng kiến trên, để có thể huy động đầu tư từ chính người dân trong nước tham gia vào những dự án cũng như những sáng kiến phục vụ cho tăng trưởng xanh trong thời gian tới.
Như vậy Việt Nam đang đặt nhiều ưu tiên cho việc xây dựng nền kinh tế xanh và rất cần thu hút các nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển bền vững. Đồng thời cần sự chung tay của các chuyên gia kinh tế hàng đầu cũng như cộng đồng doanh nghiệp để có những sáng kiến và giải pháp đột phá góp phần vào tăng trưởng toàn diện cũnh như giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.
Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiết