Giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ trong 6 tháng đầu năm


(CHG) Theo Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cho hay về kết quả nguồn vốn bảo trì đường bộ trong 6 tháng đầu năm, so với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 được Bộ GTVT giao gần 10.500 tỷ đồng đến hết ngày 27/6/2022, Tổng cục Đường bộ đã giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ, đạt gần 42%, tiến độ chậm so với kế hoạch được giao.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định: "Tốc độ giải ngân 6 tháng đầu năm chưa đạt 50% là do thời gian này phải tổ chức đấu thầu. Dự kiến đến 15/10/2022 sẽ giải ngân đạt 85% dự toán giao và đến 31/12/2022 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch",

Đối với các dự án sửa chữa định kỳ, Tổng cục Đường bộ cho biết, đến ngày 27/6 đã hoàn thành lập, thẩm định phê duyệt dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án sửa chữa định kỳ theo kế hoạch, thực hiện đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu phải đấu thầu.

Về việc thi công trên hiện trường, đơn vị này cho biết, các tuyến đường có các dự án sửa chữa, các đơn vị đã và đang triển khai thi công, một số gói thầu đã hoàn thành, nhiều gói thầu đã hoàn thành khối lượng lớn. Tuy nhiên cũng có trường hợp triển khai chậm hơn, khối lượng thực hiện chưa nhiều.

Giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ

Giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ trong 6 tháng đầu năm

Lý giải về các khó khăn trong quá trình thực hiện, đơn vị này cho hay, từ đầu năm đến nay mưa nhiều, lũ đến sớm hơn các năm trước. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng như nhựa đường, xi măng, sắt thép, cát đá, giá xăng, dầu tăng cao. Trong khi cơ bản các hợp đồng dự án sửa chữa bảo trì là hợp đồng trọn gói nên gây khó khăn cho việc triển khai dự án.

Chính vì vậy, để khắc phục các khó khăn trên, Tổng cục Đường bộ đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn, giải pháp xử lý bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên việc khó khăn về giá cũng tác động đến một số dự án phải cắt giảm công việc chưa cấp thiết.

Đồng thời, đôn đốc các chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý chất lượng và tiến độ đối với các dự án sửa chữa định kỳ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo tiến độ giải ngân. Phấn đấu đến cuối năm cơ bản hoàn thành công tác thi công trên hiện trường, đến 31/12 hoàn thành 100% công tác giải ngân vốn bảo trì.

Các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông sẽ được ưu tiên khắc phục. Bên cạnh đó, tăng cường công tác sửa chữa mặt đường êm thuận; tập trung sửa chữa, chỉnh trang các công trình ATGT, bổ sung vạch sơn kẻ đường, sơn lại các vạch sơn bị mờ, tường phòng hộ, biển báo, đường cứu nạn, hốc cứu nạn trên các tuyến đường nguy hiểm.

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3