Theo Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030", việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới.
Bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, vùng, miền, địa phương khác nhau. Khơi dậy tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống mang dấu ấn, thương hiệu của địa phương và quốc gia thông qua phát triển sản phẩm của các làng nghề, đặc biệt là sản phẩm của làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo gắn với việc phong tặng, tôn vinh và phát triển đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề và người lao động ở các địa phương, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của làng nghề.
Chàng Sơn là một xã thuộc huyện Thạch Thất - tỉnh Hà Tây, nằm cạnh quốc lộ 80 đi Sơn Tây với diện tích đất tự nhiên là 250ha, 1.600 hộ gia đình với dân số là 7630 người; trong đó đất canh tác bình quân đầu người là 240m2, đất ở bình quân đầu người 41m2. Về lực lượng và đặc điểm lao động của xã: tổng số người trong độ tuổi lao động là 4960 người, trong đó nam là 2431 người, nữ là 2529 người. Nếu phân theo ngành nghề thì lao động nông nghiệp là 1.984 người và lao động tiểu thủ công nghiệp là 2.976 người, chiếm tỷ lệ 60%. Với lực lượng lao động này, Chàng Sơn đã phát triển một số nghề thủ công truyền thông cơ bản như mộc cổ truyển, mộc dân dụng, song mây, tre giàng đan và cơ khí, trong đó phát triển mạnh nhất là nghề mộc truyền thống, hàng song mây và tre giang đan.
Trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn do dịch Covid nhưng các cấp ủy, chính quyền xã đã chú trọng lãnh đạo chỉ đạo sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo ra sự chuyển biến và đạt một số kết quả đáng kể. UBND xã đã tập trung khá lớn nguồn vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện để đáp ứng được nhu cầu sản xuất TTCN. Đến năm 2020, toàn xã đã có 3 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), 3 hợp tác xã TTCN, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sản xuất TTCN - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng trưởng hàng năm là 12% và chiếm 65% tổng giá trị sản xuất kinh tế của toàn xã. Tổng thu nhập của xã năm 2000 là 105.122 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất TTCN có phần cao hơn thu nhập từ dịch vụ và đạt 34.509 triệu đồng chiếm 32,8%.
Trong khi các nguồn thu khác là 36.793 triệu đồng chiếm 35% bao gồm: nông nghiệp, chăn nuôi… Các ngành nghề sản xuất TTCN và dịch vụ phát triển mạnh đã thu hút một lực lượng lao động thường xuyên năm sau cao hơn năm trước. Ví dụ, lực lượng lao động sản xuất TTCN năm 1996 là 2480 người chiếm tỷ lệ 51% lao động toàn xã. Đến năm 2020, có 2976 lao động chiếm tỷ lệ 60% lao động toàn xã. Theo báo cáo của UBND xã Chàng Sơn giá trị sản xuất TTCN và dịch vụ của xã năm 2021 đạt khoảng 72507 triệu đồng, trong đó: sản xuất TTCN đạt 37335 triệu đồng, dịch vụ đạt 35172 triệu đồng và những con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng ở những năm sau.
Bên cạnh kết quả đạt được, các làng nghề tại xã Chàng Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn hạn chế.
Thứ nhất, do điều kiện đất chật người đông, nhu cầu sản xuất mở rộng nhưng chính quyền địa phương chưa có quy hoạch thành một vùng chuyên sản xuất TTCN, chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn về môi trường, chưa quản lý tốt việc kinh doanh của người dân. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông chưa đáp ứng được, thường xuyên ách tắc giao thông. Công nghiệp quốc doanh còn nhỏ bé, còn nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, nhất là thị trường xuất khẩu.
Thứ hai, mẫu mã cải tiến chậm, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, đáng chú ý là đang xuất hiện tình trạng làm hàng xô, hàng chất lượng kém ảnh hưởng đến uy tín làng nghề truyền thống.
Thứ ba, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất TTCN, như đường xá còn hẹp, bến bãi hầu như chưa có hoặc quá hẹp, vì vậy nguyên vật liệu ngổn ngang chiếm hết lòng đường, ảnh hưởng thường xuyên đến trật tự an toàn giao thông (ATGT), hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất TTCN hiện nay.
- Về quy hoạch: Rà soát, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Việt Nam.
- Khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền, theo đó:
a) Sưu tầm, tài liệu hóa, bảo tồn bí quyết, công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, các sản phẩm được lưu truyền, các mẫu hoa văn truyền thống, các lễ hội truyền thống của làng nghề.
b) Đối với những nghề, làng nghề đang bị mai một và có khả năng mất đi: xác định bảo tồn là chính; tiến hành điều tra, xây dựng dự án để duy trì các hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nhằm lưu giữ, truyền nghề và phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa.
c) Đối với những nghề, làng nghề có khó khăn: hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ có tay nghề cao và các cơ sở trong làng nghề duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm độc đáo phục vụ sinh hoạt, các lễ hội của cộng đồng, từng bước phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới.
a) Tập trung phát triển các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn (chế biến nông lâm thủy sản, mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, chạm khảm, sơn mài, kim hoàn, sinh vật cảnh,...).
b) Hỗ trợ thúc đẩy du nhập, gây dựng, phát triển làng nghề mới; phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống ra các làng nghề mới; đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm, hình thành các cơ sở sản xuất mới tại địa phương.
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề
- Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề.
a) Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, trong đó ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực (mây tre lá, gốm sứ, thêu dệt,...) tại các địa phương có điều kiện phù hợp.
b) Khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân đầu tư nhằm phát triển vùng nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
c) Phát triển các chợ, trung tâm đầu mối về nguyên liệu, phụ liệu nhằm kịp thời cung ứng cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.
- Đào tạo nâng cao năng lực nghệ nhân, thợ giỏi và nguồn nhân lực phục vụ phát triển làng nghề.
a) Các nghệ nhân, người lao động tại làng nghề được hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực theo quy định hiện hành.
b) Tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, thiết kế mẫu mã sản phẩm và xu hướng thị trường; khuyến khích, hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo, truyền nghề cho người lao động.
c) Hỗ trợ đào tạo cho người lao động tại làng nghề nâng cao trình độ kỹ năng nghề, vệ sinh an toàn lao động, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; hỗ trợ, đào tạo người sử dụng lao động tại làng nghề nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số, kiến thức kinh doanh.
d) Phát triển mô hình liên kết giữa các hiệp hội chuyên ngành, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực;
- Chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
a) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và vật liệu mới vào sản xuất, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Kết hợp công nghệ mới với kỹ thuật, công nghệ truyền thống để nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.
b) Khuyến khích các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học, cá nhân tham gia các chương trình, đề tài khoa học, dự án khôi phục kỹ thuật nghề truyền thống, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ kết hợp với sử dụng kỹ thuật, công nghệ truyền thống, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới của làng nghề.
c) Khuyến khích sự liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo với các làng nghề, cơ sở sản xuất để thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩm, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu
a) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề theo các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, Chương trình OCOP; hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bán hàng trực tuyến.
b) Xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
c) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, bộ nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
d) Hỗ trợ phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề của đồng bào các dân tộc Việt Nam phục vụ xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ, đặc biệt cho phân khúc thị trường cao cấp.
- Xây dựng chuỗi liên kết giá trị làng nghề.
a) Tổ chức lại sản xuất làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ vùng nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế tập thể, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia chuỗi giá trị để cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở sản xuất, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm.
b) Thiết kế, xây dựng các tuyến, điểm và tổ chức hoạt động du lịch, thăm quan, giáo dục, trải nghiệm nghề và làng nghề truyền thống, liên kết chặt chẽ với các chương trình du lịch nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của làng nghề và các sản phẩm của địa phương.c) Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thí điểm liên kết theo chuỗi giá trị: Mô hình bảo tồn và phát triển làng nghề tiêu biểu gắn với vùng nguyên liệu có chứng chỉ; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Solutions for the development of typical craft villages in Chang Son Commnue, Thach That District, Hanoi
Master. Pham Thi Thuy Linh
Faculty of Tourism and Hotel, University of Economics - Technology for Industries
Abstract:
Preservating and developing handicrafts and craft villages is to keep and promote the values and traditional cultural identities of Vietnamese craft villages, improve their production and competitiveness, increase the added value of handicrafts, creat jobs and increase income for local people, protect the village’s landscape, space and surrounding environment, promote the development of residential areas and cultural village, and contribute to promoting sustainable rural socio-economic development. This study analyzes the current development of craft villages in Chang Son Commnue, Thach That District, Hanoi City. Based on the study’s findings, some solutions are proposed to facilitate the development of these craft villages.
Keywords: craft villages, handicrafts, income, employment, Chang Son Commune, Thach That District.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Đề tài Nghiên cứu về việc xây dựng các trung tâm chi phí nhằm kiểm soát chi phí của các bộ phận trong Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp do TS. Đinh Thị Kim Xuyến (Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Chuỗi cung ứng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP do Hoàng Minh Tuấn (Trường Đại học Đại Nam) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, với nhiều quy định mới, trong đó quy định về “Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng”.
Xem chi tiếtĐề tài Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về giám sát các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam do ThS. Nguyễn Ngọc Hà (Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Tác động của thay đổi mức lương tối thiểu đối với thị trường lao động tại Việt Nam do TS. Cao Văn Trường (Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết