Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh


(CHG) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 198/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 03 địa phương là Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.

Hạ tầng giao thông liên kết vùng, nội vùng là một trong những thế mạnh hợp tác hiệu quả của Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh thời gian qua.

Những kết quả tích cực
Thông báo nêu rõ, trong bối cảnh chung cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương đã hành động quyết liệt, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đạt được những kết quả tích cực:
Tốc độ tăng trưởng (GRDP) Quý I của các địa phương đều thuộc nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt nhất nước, cao hơn bình quân chung của cả nước (3,32%), cụ thể: Thành phố Hải Phòng tăng 9,65% (đứng thứ 3 cả nước, đứng đầu vùng đồng bằng sông Hồng); Hải Dương tăng 8,35% (đứng thứ 9 cả nước, đứng thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng); Quảng Ninh tăng 8,06% (đứng thứ 12 cả nước, đứng thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của các địa phương đều tăng so với cùng kỳ (cả nước giảm 1,8%), trong đó, Hải Phòng tăng 13,37%, Hải Dương tăng 10,7%, Quảng Ninh tăng 4,7%. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; kim ngạch xuất khẩu 04 tháng của thành phố Hải Phòng ước đạt 9 tỷ USD, tăng 16,58%; Quảng Ninh ước đạt 929 triệu USD, tăng 13,7%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của 03 địa phương đạt 1,06 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng số vốn của vùng đồng bằng sông Hồng, chiếm gần 12% cả nước. Các địa phương đều thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã biểu dương, đánh giá cao sự chủ động của các địa phương đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị về các khó khăn, vướng mắc, chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ hoặc còn thiếu của quy định pháp luật, để xây dựng thể chế, chính sách, phù hợp với thực tế phát triển của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các địa phương còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức cần khắc phục như: Tốc độ tăng trưởng GRDP Quý I đạt cao hơn mức bình quân chung cả nước nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra; sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh nhất là ngành công nghiệp - xây dựng. Tiến độ triển khai lập Quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương còn chậm. Tỷ lệ giải ngân 04 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương thấp dưới mức bình quân của cả nước…
Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần tập trung huy động tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư các dự án giao thông kết nối liên vùng để tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có về hạ tầng giao thông (đường bộ cao tốc, đường sắt, đường hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa), phát huy vai trò là điểm trung chuyển vận tải đa phương thức phía Bắc, phát triển dịch vụ tiếp vận hậu cần cảng, các khu công nghiệp logistics... để kết nối với Trung Quốc, khu vực Đông Bắc Á và ASEAN nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.
Thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương sớm hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh. Trong đó, 2 địa phương cần lưu ý quán triệt các quan điểm phát triển, định hướng phát triển của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII đã đề ra để phát huy được tiềm năng, lợi thế và vị trí địa lý, gắn với định hướng ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể và chính sách thu hút đầu tư.
Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh gắn với hành lang giao thông Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, và các hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần chủ động đề xuất và tích cực tham gia trong các hoạt động liên kết, điều phối phát triển vùng, nhất là các lĩnh vực quy hoạch, phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, chuỗi sản phẩm liên kết, xúc tiến đầu tư, xử lý môi trường,... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hạ tầng, đất đai để thu hút các nhà đầu tư lớn, chiến lược; chú trọng đào tạo, nâng cao phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển về dịch vụ đô thị và công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và trong liên kết, phối hợp với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Tiếp tục duy trì và tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, nhất là thu hút các dự án FDI lớn, có hàm lượng công nghệ cao, ít sử dụng tài nguyên. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công coi đây là một nhân tố quan trọng để tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án lớn, trọng điểm kết nối liên vùng.
Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại
Phó Thủ tướng lưu ý phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Chú trọng đào tạo, nâng cao phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là cho công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ cảng biển, logistic; tài chính - ngân hàng… để phấn đấu xây dựng Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ biển của cả nước và là động lực phát triển của Vùng; Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại gắn với phát triển các dịch vụ đô thị và công nghiệp (nguồn nhân lực qua đào tạo, dịch vụ tiếp vận, hậu cần cảng, logistics…) để phát huy vai trò là tỉnh kết nối giữa các tỉnh phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội với cửa biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh.
Các địa phương khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù thí điểm đề xuất cho vùng đồng bằng Sông Hồng nói chung và thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Hải Dương nói riêng và triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các địa phương, đề xuất giải pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng chồng chéo, chưa đầy đủ về quy định pháp luật, tăng cường phân cấp phân quyền cho các địa phương, báo cáo Chính phủ để làm căn cứ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đồng nhất, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển./.

Còn lại: 1000 ký tự
Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Bài nghiên cứu khoa học "Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam" do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất) thực hiện.

Xem chi tiết
Nhân sự quản trị doanh nghiệp nhà nước theo quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD: Kinh nghiệm các nước và hàm ý đối với Việt Nam

​CHG - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một loại hình doanh nghiệp mà vốn hoàn toàn hoặc chủ yếu do nhà nước nắm giữ, do đó quản trị hiệu quả trong các DNNN là vấn đề quan trọng để khu vực này thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước. Để làm được điều này, cần xem xét đến những đặc điểm riêng của quản trị các DNNN, trong đó nhân sự quản trị là một trong những yếu tố quan trọng.

Xem chi tiết
Sóc Trăng phát huy truyền thống hào hùng, khơi dậy các tiềm năng phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới, bứt phá vươn lên mạnh mẽ sau 30 năm tái lập tỉnh

CHG - Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn khi được tái lập, song với những quyết sách đột phá, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Sóc Trăng đã và đang có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tạo thế và lực mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội

Bài báo nghiên cứu "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội" do ThS. Hoàng Thị Huyền Trang (Khoa Luật hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp ứng dụng mô hình học tập kết hợp trong giáo dục đại học ở Việt Nam

Đề tài Giải pháp ứng dụng mô hình học tập kết hợp trong giáo dục đại học ở Việt Nam do PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc(1); PGS. TS. Đào Thanh Bình(2); Trương Xuân Kiên(3); Nguyễn Tuấn Anh(4); Phạm Sỹ Ba(5); Đàm Công Tuấn(6) ((1); (2) Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội ( (3); (4); (5); (6): Sinh viên ngành Quản lý công nghiệp, 02- K66 - Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3