Hà Nội: Dành ​hơn 23.000 tỷ đồng để xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô


(CHG) Ngày 20/5, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã tổ chức kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) và thống nhất chi hơn 23.500 tỷ đồng làm 58,2km đường Vành đai 4 vùng Thủ đô.

Theo đó, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ xem xét, quyết nghị về chủ trương bố trí, cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Cụ thể, thành phố sẽ cam kết nguồn vốn triển khai thực hiện dự án từ ngân sách thành phố giai đoạn 2021 - 2025 là 19.477 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 4.047 tỷ đồng. Trong trường hợp tổng mức đầu tư của dự án thành phần tăng theo quyết định của cấp có thẩm quyền dẫn đến tăng phần nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để triển khai, hoàn thành dự án.

Quang cảnh kỳ họp.

Quang cảnh kỳ họp.

Phát biểu tại kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km.

Điểm đầu: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội); điểm cuối: Khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần, bao gồm: Nhóm dự án 1 với 3 dự án thành phần thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn các tỉnh thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên; nhóm dự án 2 với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành triển khai trên địa bàn của các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; nhóm dự án 3 với 1 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao.

Nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách TP Hà Nội dự kiến 23.524 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025: 19.477 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 4.047 tỷ đồng...

 

Còn lại: 1000 ký tự
Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến

Bài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Một số giải pháp phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Bài báo Một số giải pháp phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam do ThS. Nguyễn Phương Linh (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hệ số Z-Score

Bài báo Dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hệ số Z-Score do TS. Nguyễn Văn Quang – TS. Mai Tuấn Anh (Trường Đại học Mở Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động thanh toán điện tử tới quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên

Tác động thanh toán điện tử tới quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên do Phạm Quốc Huân (Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Giải pháp giữ chân khách hàng bảo hiểm nhân thọ qua hành vi mua chéo sản phẩm ngân hàng

Đề tài Giải pháp giữ chân khách hàng bảo hiểm nhân thọ qua hành vi mua chéo sản phẩm ngân hàng do TS. Trần Văn Hải - TS. Trần Phương Thảo (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Mở Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3