(CHG) UBND TP. Hà Nội chỉ đạo dừng thực hiện 7 dự án bất động sản, xem xét dừng 2 dự án của Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) do chậm tiến độ triển khai, vi phạm Luật Đất đai.
Một dự án của HUD tại Hoàng Mai, Hà Nội.
Kiên quyết xử lý 7 dự án chậm tiến độ
Hiện nay tại các địa phương dù lãnh đạo quyết tâm dừng những dự án chậm tiến độ, nhưng thực tế việc xử lý dự án treo đạt tỷ lệ rất thấp. Theo báo cáo của HĐND TP. Hà Nội, tại địa phương đang có nhiều dự án chậm tiến độ triển khai từ 10 năm đến 20 năm, nhiều diện tích đất cấp cho các dự án nhưng các chủ đầu tư để hoang hóa, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai.
Theo ông Đào Trung Chính, Tổng Cục phó Tổng cục Đất đai (Bộ TN&MT) phân tích, Luật Đất đai năm 2003 quy định, việc xử lý đối với trường hợp đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án, sẽ bị Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Theo đó, người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được trả lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp và thanh toán trị giá đã đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất.
"Quy định là vậy, nhưng thực hiện rất khó, bởi doanh nghiệp tìm đủ mọi cách xin gia hạn để không bị thu hồi. Hơn nữa, việc thu hồi cũng không được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt, kiên quyết", ông nhấn mạnh.
Khắc phục tình trạng đất dự án bị bỏ hoang hóa, gây lãng phí đất đai, vừa qua UBND TP. Hà Nội đã ra thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét chấm dứt, dừng thực hiện đối với một số dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm pháp luật.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội thống nhất chấm dứt, dừng thực hiện đối với 7 dự án chậm tiến độ, bao gồm: Dự án Tòa nhà hỗn hợp dành một phần cho cán bộ chiến sỹ Văn phòng Interpol Việt Nam tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm; Dự án Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh tại các xã Mê Linh, Văn Khê và Đại Thịnh, huyện Mê Linh; Dự án Khu đô thị mới Việt Á tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh; Dự án Khu đô thị BMC Thăng Long tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh; Dự án Khu nhà ở cao cấp Phương Viên tại các xã Thạch Đà, Đại Thịnh, Văn Khê và Tam Đồng, huyện Mê Linh. Dự án Khu đô thị Quang Minh Bắc và Dự án Khu đô thị Quang Minh Nam tại huyện Thường Tín.
Đối với Dự án Khu đô thị mới Mê Linh – Đại Thịnh và Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 1 tại các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm và Mê Linh, huyện Mê Linh có phạm vi nghiên cứu khoảng 202,489ha, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đánh giá xem xét báo cáo Thành ủy, đồng thời làm việc với Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) - Bộ Xây dựng để có văn bản thống nhất dừng thực hiện.
Đối với dự án khu nhà vườn, chung cư phục vụ cho người có thu nhập thấp tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh đến nay không có thông tin, tài liệu liên quan pháp nhân chủ đầu tư, hồ sơ đất đai, quy hoạch, dự án đầu tư; nhà đầu tư không liên hệ, giải quyết thủ tục dự án sẽ được giao Sở kế hoạch và Đầu tư đăng thông tin liên hệ, làm việc với nhà đầu tư theo quy định, làm cơ sở báo cáo UBND TP, báo cáo Thành ủy xem xét, chỉ đạo đối với việc chấm dứt, dừng thực hiện dự án.
Văn bản của UBND TP. HN về việc dừng hàng loạt dự án bất động sản chậm tiến độ.
Điểm danh các siêu dự án của HUD đang “đắp chiếu"
Theo diễn biến nêu trên, UBND TP. Hà Nội đã có cuộc họp với các sở, ban, ngành, địa phương chỉ đạo xem xét dừng thực hiện 02 dự án của Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tại Mê Linh.
Đó là các dự án Khu đô thị mới Mê Linh – Đại Thịnh và Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 1 tại các xã Đại Thịnh, Thanh Lâm với tổng diện tích khoảng 202,489ha. Đây là các dự án thuộc trường hợp chậm triển khai đã nhiều năm, vi phạm pháp Luật Đầu tư, Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội.
Được biết, đây là 2/3 dự án thành phần tại Khu đô thị mới Mê Linh. Trong đó, dự án Mê Linh - Đại Thịnh khoảng 142ha, Thanh lâm - Đại Thịnh 1 diện tích 54ha và Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 diện tích 55ha. Riêng dự án Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 mới được HUD khởi công vào tháng 4/2022.
Ngoài 2 dự án trên, hiện tại HUD là chủ đầu tư của nhiều dự án có diện tích lớn trên địa bàn TP. Hà Nội, tuy nhiên tại các dự án này vẫn còn tình trạng nhiều lô đất hoang hóa, lãng phí.
Điển hình tại Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp HUD còn 3 lô đất chưa đầu tư xây dựng do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phù hợp với Quy hoạch phân khu đã được phê duyệt theo Quyết định số 6499 ngày 27/11/2015 phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị 112-4, tỷ lệ 1/2000.
Tại dự án Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm HUD còn 04 lô đất CC2, NT2, TH4, TH2 chưa triển khai xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng và phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phù hợp với Quy hoạch phân khu đã được phê duyệt theo Quyết định số 6499 ngày 27/11/2015.
HUD còn là chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, nhưng dự án này cũng vẫn còn 8 lô đất chưa đầu tư xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng, và Quyết định số 6499 ngày 27/11/2015 đã điều chỉnh chức năng một số ô đất, cần cập nhật và điều chỉnh quy hoạch cục bộ các lô đất.
Tại dự án Khu đô thị mới Định Công, HUD vẫn còn lô đất NT2 có diện tích 6.745,42 m2 chưa đầu tư xây dựng.
Nói về tình trạng đất đai cấp cho các dự án nhưng chậm triển khai, để hoang hóa lãng phí, theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung - Phó Ban Pháp chế (Hiệp hội BĐS Việt Nam) bên cạnh việc thu hồi, trong nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung chế tài đối với hành vi: "nếu gây thiệt hại cho người dân khi chậm triển khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thì phải bồi thường cho người sử dụng đất".
Đối với các quy hoạch và các dự án đang "bị treo", Bộ Xây dựng cần tăng cường kiểm tra, rà soát để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm với một hạn định rõ ràng, tránh việc chỉ đạo xong rồi để đấy.
GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng: Bên cạnh việc thu hồi, cần có chế tài mạnh hơn để xử phạt các chủ đầu tư chậm triển khai dự án, cần lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tài chính để giao đất. Cơ sở để đánh giá năng lực tài chính là báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo tài chính trong vòng 3 năm gần nhất.
Với những trường hợp dự án chậm triển khai, nhất là dự án "treo" dài hạn, cần có chế tài phù hợp và kiên quyết. "Tốt nhất nên xử phạt thật nặng đối với chủ đầu tư, chậm một năm phạt 25% tiền sử dụng đất phải nộp, như vậy chủ đầu tư sẽ phải có cách giải quyết đối với dự án. Cơ quan chức năng cũng cần xem xét lại các vấn đề trong đó phải đưa ra chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể từng khu vực" - ông Võ nêu quan điểm.
Tình trạng để hoang hóa, lãng phí đất đã và đang xảy ra khá phổ biến. Việc UBND thành phố Hà Nội kiên quyết thu hồi và xử lý “mạnh tay” đối với các dự án "đắp chiếu", lãng phí tài nguyên đất đai là việc làm rất đáng hoan nghênh và ủng hộ của dư luận.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết