Hà Nội: Tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu


(CHG), Hội nghị được diễn ra trong 2 ngày (12 và 13/5), bao gồm các cơ quan liên quan của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì) và Na Uy (Bộ Ngoại giao chủ trì), với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Hội nghị tập trung phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế đại dương và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, với sự tham dự của hơn 400 đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia, bao gồm các nhà lãnh đạo, chuyên môn, khoa học; các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, các trung tâm nghiên cứu toàn cầu.

Chủ đề của hội nghị lần này là “Giải pháp cho một nền kinh tế biển bền vững và có khả năng chống chịu”, nhằm thảo luận các cơ hội chính trong việc thúc đẩy, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển cũng như các thách thức chính của khủng hoảng Covid-19, biến đổi khí hậu và ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Đồng thời, xác định cơ hội thúc đẩy hành động bảo vệ các hệ sinh thái biển với mục tiêu phục hồi kinh tế biển và phát triển kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu của các cộng đồng và quốc gia dễ bị tổn thương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hương Giang

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn tốt và kết quả nghiên cứu nhằm đẩy mạnh việc chia sẻ kiến thức về kinh tế biển bền vững thành công, các chiến lược và hành động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ: "Đại dương thân yêu của chúng ta đang đứng trước những nguy cơ rất nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hoạt động khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển và các rủi ro khác".

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta không có các hành động kiên quyết và mạnh mẽ kịp thời để bảo vệ đại dương tốt hơn, nhiều vùng đảo và vùng ven biển cùng các hệ sinh thái tự nhiên trên hành tinh sẽ biến mất vào năm 2100 do mực nước biển dâng. Đây là thách thức vô cùng lớn đối với nhiều quốc gia, dân tộc".

"Phát triển kinh tế đại dương bền vững, hạn chế và thích ứng với biến đổi khí hậu là mệnh lệnh của tất cả chúng ta, thể hiện mối quan tâm chung của nhân loại và chỉ có thể đạt được trên cơ sở hợp tác, đoàn kết toàn cầu, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của mỗi quốc gia, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” - Phó Thủ tướng nói.

Ông Achim Steiner, Tổng giám đốc UNDP khẳng định, việc khôi phục sau đại dịch Covid-19 mang lại cho chúng tôi cơ hội giúp các quốc gia và cộng đồng "khởi động lại" cách tiếp cận của họ đối với nền kinh tế xanh. UNDP và gia đình Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia xây dựng nền kinh tế xanh bền vững bằng cách sử dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo trên cơ sở khoa học.

“Làm việc với các cộng đồng địa phương và các liên minh rộng lớn, chúng tôi sẽ cùng đưa ra các giải pháp kinh tế xanh mới - với nhận thức rằng hy vọng lớn nhất của chúng ta để xây dựng một tương lai bền vững cho con người và hành tinh nằm ở kỹ năng của con người và cam kết tập thể đối với sự nghiệp này” - ông Achim Steiner nói.

Phát biểu tại hội nghị, bà Anniken Huitfeldt, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Na Uy cho biết: “Hội nghị quốc tế này giải quyết một số trong những vấn đề quan trọng nhất của thời đại chúng ta: khí hậu và đại dương. Mục tiêu của Na Uy và Việt Nam là tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự này. Chúng ta đang sống trong một thời đại với nhiều biến động toàn cầu. Hợp tác quốc tế quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta cần hành động ngay và khẩn trương. Trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục tạo đà cho các hành động đó”.

Trong khuôn khổ Hội nghị cũng sẽ diễn ra các sự kiện bên lề, trong đó có Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế biển xanh - Hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển.

Báo cáo được xây dựng nhằm giới thiệu khái niệm về kinh tế biển xanh, đánh giá thực trạng một số ngành kinh tế biển chính của Việt Nam, từ đó xác định tiềm năng và xây dựng kịch bản phát triển kinh tế biển bền vững trong tương lai.

Các chuyên đề liên quan như phục hồi và xây dựng lại tốt hơn sau đại dịch Covid-19 vì một nền kinh tế biển bền vừng và có khả năng chống chịu với khí hậu; quy hoạch không gian biển, các đô thị và hạ tầng ven biển chống chịu với khí hậu; an ninh khí hậu, giới và khả năng chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương cũng được đề cập tại hội nghị.

Hội nghị dự kiến sẽ ra Tuyên bố của đồng Chủ tịch Hội nghị trong đó đưa ra các nội dung và kết luận chính của hội nghị, cung cấp thông tin đầu vào cho Liên hợp quốc, các chương trình nghị sự năm 2022 và các năm sau đó, trong đó có Thập kỷ Khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030 của Liên hợp quốc.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3