Hà Nội: ​Dự thảo xem xét hỗ trợ 180 tỷ đồng cho người tham gia BHXH tự nguyện


(CHG) Ngày 5/6, theo UBND TP Hà Nội, đơn vị đã xây dựng xong dự thảo tờ trình HĐND thành phố xem xét hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho người lao động trên địa bàn thủ đô trong giai đoạn 2022-2025. Chính sách này là đầu tư cho an sinh, bởi người lao động về già không có lương hưu tạo áp lực cho ngân sách khi chi trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp bảo hiểm hằng tháng.

Theo dự thảo, người được hỗ trợ có đăng ký thường trú trên địa bàn, đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc nhóm đóng BHXH bắt buộc, gồm lao động có hợp đồng dưới 1 hoặc 3 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; lao động giúp việc gia đình; lao động sản xuất kinh doanh dịch vụ không hưởng tiền lương; nông dân; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo...

Việc hỗ trợ BHXH sẽ tạo điều kiện cho người lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận.

Việc hỗ trợ BHXH sẽ tạo điều kiện cho người lao động thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận.

Mức đề xuất hỗ trợ 30% tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với người thuộc hộ nghèo; 25% với người thuộc hộ cận nghèo và 10% với các nhóm khác. Thời gian hỗ trợ từ ngày 1-8-2022 đến hết 31-12-2025, kinh phí trích từ ngân sách quận, huyện, thị xã. Riêng trong năm nay, các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách thì Sở Tài chính Hà Nội tổng hợp, bố trí bổ sung vào tháng 10-2022.

Tiền hỗ trợ sẽ được chuyển từ ngân sách nhà nước vào Quỹ Bảo hiểm xã hội, không trao trực tiếp cho người dân. Thành phố tính toán tổng kinh phí cho giai đoạn này hơn 180 tỷ đồng.

TP Hà Nội hiện trích ngân sách khoảng 565 tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ gần 93.000 người già từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng, mức 440.000 đồng mỗi người; mua thẻ bảo hiểm y tế mức 67.050 đồng mỗi tháng.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam

CHG - Những năm gần đây, chính sách tín dụng phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu được hệ thống ngân hàng nước ta quan tâm, tích cực triển khai và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, làm gia tăng hơn nữa giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Xem chi tiết
Quốc hội triệu tập họp bất thường về công tác nhân sự

Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều ngày 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Xem chi tiết
Đề xuất quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem chi tiết
Phát huy vai trò của phúc lợi doanh nghiệp trong bảo đảm và từng bước nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân

​CHG - Tiếp nối chủ trương “thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”(1), Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội”(2); “Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân”(3)… Để thực hiện tốt những chủ trương này, bên cạnh vai trò của Nhà nước, cần phát huy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp, thông qua phát triển phúc lợi doanh nghiệp.

Xem chi tiết
2
2
2
3