Hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam mỗi tháng


(CHG) Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.
Có chiều hướng gia tăng
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2023 đến nay, dù Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên, liên tục ban hành rất nhiều văn bản, tổ chức các đoàn công tác, các hội nghị quán triệt nhưng việc triển khai của các địa phương còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến số liệu báo cáo không phản ánh đúng thực tế, khiến việc ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn.
Tình hình buôn bán, vận chuyển, nhập lậu 9 tháng đầu năm 2023 có chiều hướng gia tăng rất mạnh, đặc biệt tại một số tỉnh trọng điểm như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Long An, An Giang. Gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không được đánh giá nguy cơ dịch bệnh trước khi nhập khẩu, không được lấy mẫu xét nghiệm sạch bệnh và không tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ các bệnh động vật mới xâm nhập vào trong nước; các biến chủng vi rút ngoại nhập vào nước ta.
Do đó, gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh động vật nguy hiểm do chưa có vắc xin hay các biện pháp phòng bệnh cho các bệnh/chủng vi rút ngoại lai, gây thiệt hại về kinh tế cho đàn gia súc, gia cầm nuôi trong nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người là rất cao.
Thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm, do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến.
Phát biểu tại hội nghị “Ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững” vừa được tổ chức ngày 17/10, ông Phan Quang Minh, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng ở nước ta đã phát hiện, bắt giữ 159.979 con động vật; 116.183kg sản phẩm động vật; trứng gia cầm 43.912 quả nhập lậu.
Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, phát hiện 31 vụ với khoảng 101.800 con gia cầm giống, 4.000 gia cầm thịt; 8.532kg sản phẩm động vật nhập lậu bị thu giữ. Quảng Ninh phát hiện 41 vụ, 14.795 con gia cầm giống; 27.900 quả trứng gia cầm giống, 16.695kg sản phẩm động vật nhập lậu. Tỉnh Cao Bằng phát hiện 59 vụ, 39.000 con gia cầm giống, 347 gia súc; 16.012 quả trứng gia cầm giống, 31.351kg sản phẩm động vật. Tỉnh Long An phát hiện 5 vụ, tiêu hủy 68 con lợn, 26 con bò nhập lậu, xử phạt hành chính 4 đối tượng với số tiền 27 triệu đồng và khởi tố 3 bị can. Tỉnh An Giang phát hiện 5 vụ với 35 con gia cầm; 97 gia súc nhập lậu.
Đáng chú ý, số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cũng cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta.
Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, công tác phòng, chống dịch và sức khỏe người dân.

Quang cảnh hội nghị.
 
Kiên quyết xử lý nạn buôn lậu gia súc, gia cầm
Là địa bàn trọng điểm trong phòng chống buôn lậu và hàng giả, hàng nhái, ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ đầu năm đến nay, các lực lượng gồm Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, đã kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nội địa xử phạt vi phạm hành chính trên 214 triệu đồng; tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính, gồm: 101.800 con gà vịt giống, 8.532 kg sản phẩm từ gia cầm các loại (1.732 kg chân gà, 270 kg đùi gà bảo quản đông lạnh, 4.000 kg vịt thịt nguyên con đã qua giết mổ bảo quản đông lạnh, 2.530 chân gà đóng túi hút chân không).
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, các đối tượng hoạt động tinh vi, lợi dụng đêm tối, giờ giao ca của lực lượng chức năng khu vực biên giới để mang vác nhỏ lẻ qua các khu vực hàng rào biên giới về các thôn, bản thuộc địa bàn các xã biên giới, sau đó vận chuyển bằng xe máy theo các tỉnh lộ, quốc lộ 1A về các tỉnh nội địa tiêu thụ.
“Thủ đoạn của các đối tượng rất manh động, thậm chí còn đâm xe vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Nắm bắt tình hình, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, cấp huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Từ đó, tình hình buôn lậu xuyên biên giới đã giảm rõ rệt”, ông Quỳnh thông tin.
Để giải quyết tình hình trên, Cục Thú y đề nghị Đề nghị các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm hơn nữa, chỉ đạo triển khai, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, hệ lụy từ nhập lậu gia cầm là dịch bệnh lan tràn từ các nước khác vào Việt Nam. Công tác chống buôn lậu, nhập lậu vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh. Do đó, hoạt động này cần được quan tâm đúng mực và đấu tranh quyết liệt.
Thứ trưởng cho rằng, hiện tại các Nghị định, Luật, Thông tư, Chỉ thị, Công điện... về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán, xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật... đã có đầy đủ, vấn đề quan trọng là công tác tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm túc, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3