Hậu Giang đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng "đi tắt đón đầu"


(CHG) Ngày 15/7, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp". Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, công nghiệp Hậu Giang trong những năm qua đã có sự chuyển dịch từ gia công, sản xuất hàng hóa thô sang chế biến sâu trong lĩnh vực thủy sản, nông sản. Chuyển dịch nội ngành công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ và tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành.

Tại Hậu Giang, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm thực phẩm, dệt may, da giày, sản xuất đồ uống, vật liệu xây dựng và sản xuất giấy, bao bì chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp, đóng góp lớn vào GRDP của tỉnh với nhiều doanh nghiệp có quy mô trung bình đến lớn, giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo là thế mạnh của tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối.

Các đại biểu tham dự và phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu tham dự và phát biểu tại Hội thảo "Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp" tại Hậu Giang

Hậu Giang sau khi chia tách tỉnh (năm 2004) mới chỉ có 1 khu công nghiệp, đến nay đã có 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.078 ha. Toàn tỉnh hiện có 235 doanh nghiệp và 4.967 cơ sở cá thể hoạt động sản xuất công nghiệp. Doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đã đóng góp gần 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 41.785,06 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với năm 2004, chiếm hơn 81% cơ cấu khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và gần 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Công Lý, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Hậu Giang cho biết: “Hậu Giang là địa phương được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh các chính sách ưu đãi tốt nhất, Hậu Giang sẵn sàng chào đón, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hợp tác đầu tư. Hậu Giang luôn coi “sự thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của Hậu Giang” với quan điểm “doanh nghiệp đến Hậu Giang vui” và khẩu hiệu hành động của tỉnh là “2 nhanh, 3 tốt”.  Trong đó, 2 nhanh là “nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh thủ tục đầu tư” và 3 tốt là “cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt”.

Tham dự hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, Hậu Giang cần hình thành các khu công nghiệp chuyên môn hóa như chế biến, trong đó chú trọng phát triển thủy, hải sản để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chủ động nguồn nguyên liệu. Trước khi làm việc này thì cần phải có đánh giá tổng thể về nguồn nguyên liệu, diện tích phát triển từ đó mới có cơ sở thành lập các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, khi thu hút đầu tư, cần phải chú trọng mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đang phát triển ổn định, chứ không nhất thiết phải mở rộng hình thành doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, Hậu Giang cũng cần phát triển các ngành công nghiệp có năng lực tích tụ nguồn lực và phù hợp như lao động chất lượng cao, tiên tiến một số lĩnh vực, tích tụ về vốn. Với 3 trụ cột cần tích tụ như trên sẽ giúp địa phương có nền tảng phát triển công nghiệp theo hướng vừa đi tắt, đón đầu ở một số lĩnh vực, ngành nghề đồng thời giúp địa phương phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Đảng bộ tỉnh Hậu Giang xem phát triển công nghiệp là một trong bốn trụ cột trong phát triển, vì vậy, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột phá, trên cơ sở những kết quả đạt được, cũng như những bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện thời gian qua. Đặc biệt là tiếp thu những ý kiến quý báu của các quý vị tham gia tại Hội thảo này, trong thời gian tới, tỉnh Hậu Giang sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững, lâu dài mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra, dựa trên 05 quan điểm sáng tạo mà Đồng chí Bí thư tỉnh ủy đã đã nêu là “NHẤT TÂM, NHỊ TUYẾN, TAM THÀNH, TỨ TRỤ, NGŨ TRỌNG TÂM”.

Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3