Hình ảnh Tổng bí thư về với Gò Công (Tiền Giang)


(CHG) Chỉ trong một buổi sáng ngắn ngủi, thị xã Gò Công (nay là thành phố Gò Công) đã được đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng…

Buổi sáng ngày 16/3/2016 trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang về việc về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến tham quan nhiều địa bàn khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang và tham quan làng nghề tủ thờ truyền thống ở ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã Gò Công (nay là thành phố Gò Công).
Tham quan làng nghề tủ thờ truyền thống Gò Công được UBND tỉnh Tiền Giang cho chuyển đổi thành “Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công” từ năm 2004, có thương hiệu hẳn hoi và là một trong những làng nghề đầu tiên được tỉnh Tiền Giang công nhận. Theo thống kê mới nhất, toàn xã Tân Trung có hơn 80% hộ có người hành nghề đóng tủ thờ với 186 cơ sở vừa sản xuất vừa gia công, quy tụ hàng ngàn lao động có chuyên môn. Sản phẩm của làng nghề gồm tủ thờ và vật dụng trang trí nội thất bằng gỗ, với các họa tiết chạm trổ, cẩn, khảm xà cừ rất tinh tế, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn được xuất ra cả nước ngoài. Hiện làng nghề đóng tủ thờ Gò Công đã có Hiệp hội làng nghề và cũng có hẳn một nghiệp đoàn,… Tủ thờ Gò Công được nhiều tín nhiệm trên thị trường và đã được trao huy chương vàng tại Hội chợ Giảng Võ (Hà Nội) vào năm 1984.
Khi đến cơ sở tủ thờ truyền thống Ba Đức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự quan tâm đến đời sống, việc làm của những công nhân nơi đây… Ông Nguyễn Hữu Lợi khi ấy là Bí thư Thị Ủy kiêm Chủ tịch UBND thị xã Gò Công (hiện là Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Thời điểm ấy, lãnh đạo chính quyền các cấp và nhân dân ở Gò Công hết sức vui mừng và vinh hạnh, cũng không kém phần bất ngờ khi được Tổng bí thư đến tham quan thị xã và làng nghề tủ thờ truyền thống ở xã Tân Trung. Đó cũng nhờ vào sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Tỉnh Ủy và ban ngành các cấp ở tỉnh đối với thị xã Gò Công. Nay đã được công nhận là thành phố Gò Công…”.
Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3