Hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc được khôi phục hoàn toàn


(CHG) Sau khi Trung Quốc khôi phục toàn diện việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu giữa hai bên và bước đầu khôi phục việc xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, các hoạt động bắt đầu trở lại bình thường.

Công dân Trung Quốc làm thủ tục xuất cảnh tại Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).

Gần 3 năm do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh để phòng dịch khiến nhiều công dân nước này sang làm việc tại Việt Nam chưa thể trở về nước thăm gia đình. Vì vậy khi có thông tin việc xuất nhập cảnh được khôi phục trở lại, ngay từ sáng 8/1, rất nhiều công dân Trung Quốc đến làm thủ tục xuất cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Đây là cửa khẩu duy nhất thuộc tỉnh Lạng Sơn bắt đầu khôi phục việc xuất nhập cảnh.

Theo báo Lạng Sơn, từ sáng sớm ngày 8/1, hơn 1.000 công dân Trung Quốc có mặt tại cửa khẩu để chờ làm thủ tục về nước. Họ đã được lực lượng chức năng phía Lạng Sơn hướng dẫn giải quyết thủ tục xuất cảnh nhanh chóng.

Lái xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu không còn phải mặc bộ quần áo bảo hộ phòng dịch và không được rời buồng lái như trước khi làm thủ tục thông quan.

Ngoài hoạt động xuất nhập cảnh, việc xuất nhập khẩu hàng hóa sau dịch COVID-19 qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Chi Ma cũng bắt đầu có hiệu lực với những thay đổi tích cực. Tại các cửa khẩu này, xe chở hàng xuất nhập khẩu được lái xe đưa thẳng vào khu vực kiểm tra hóa hàng hóa. Lái xe không còn phải mặc quần áo bảo hộ phòng chống dịch và không được rời khởi cabin xe như trước.

Phương thức giao nhận hàng hóa cũng thay đổi. Nếu trước đây, việc giao nhận hàng hóa phải tuân thủ quy định "không tiếp xúc", xe chở hàng phải cắt container, cắt moóc và giao hàng ngay trên biên giới thì việc khôi phục xuất nhập khẩu bình thường trở lại đã giúp giảm thời gian làm thủ tục, nâng hiệu suất thông quan và doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí khác.

Bên phía Việt Nam, lực lượng hải quan đã tập trung xử lý nhanh các thông tin khai báo của doanh nghiệp qua nền tảng cửa khẩu số để rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa. Hiện thời gian làm thủ tục thông quan 1 lô hàng qua cửa khẩu Tân Thanh chỉ mất hơn 1 phút. Với cách làm đó, trung bình mỗi ngày, có từ 320 -350 xe chở hàng hóa xuất khẩu được làm thủ tục thông quan.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, xe chở hàng xuất khẩu nay được lái xe đưa thẳng vào khu vực kiểm tra bên phía Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, hiện cơ quan chức năng địa phương yêu cầu lái xe và chủ hàng khi đưa hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc chỉ cần khai báo y tế điện tử thông qua phần mềm được cài đặt trên các thiết bị thông minh.

Để hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu thuận lợi hơn, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho biết Ban Quản lý sẽ tiếp tục trao đổi với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về việc "nới lỏng" hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo đó, đề nghị cơ quan chức năng nước bạn thay đổi phương thức xét nghiệm và kéo dài thời hạn giá trị xét nghiệm COVID-19; khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh cho các thương nhân và cư dân biên giới; khôi phục hoặc kéo dài thời gian làm việc tại các cửa khẩu, đồng thời khôi phục lại hoạt động tại các cửa khẩu phụ khác khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nâng cao năng lực thông quan.

Hiện nay, tại tỉnh Lạng Sơn, chỉ ở cặp Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Quảng Tây, Trung Quốc) mới khôi phục hoàn toàn hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các cửa khẩu khác như Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam thuộc tỉnh Lạng Sơn mới chỉ khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/lang-son-hoat-dong-xuat-nhap-khau-voi-trung-quoc-duoc-khoi-phuc-hoan-toan-102230110135249732.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khơi thông, huy động nguồn lực xã hội cho tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19

CHG - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước là vấn đề cấp thiết, yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia, ở mọi thời đại. Đại dịch COVID-19 tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; để tái thiết, phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một nguồn lực rất lớn. Trong bối cảnh nguồn lực nhà nước hạn hẹp, cần có cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội cho quá trình này.

Xem chi tiết
Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

​CHG - Trước những thành tựu, thách thức và cơ hội phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Đại hội XIII của Đảng đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong nông nghiệp. Thực hiện sáng tạo, hiệu quả những chủ trương và giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đề ra tạo nên động lực mới về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn với một thế hệ hội viên nông dân có tư duy đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng đưa đất nước trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xem chi tiết
Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19

Đề tài Nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi sau đại dịch Covid-19 do ThS. Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn ở tỉnh Bình Thuận

​CHG - Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm của đất nước hiện nay. Đã có những tín hiệu tích cực cho thấy khả năng phục hồi nhanh, hiệu quả và kỳ vọng sẽ đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Là một tỉnh nằm “cận kề” vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, Bình Thuận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phát huy được các lợi thế, điểm mạnh của mình.

Xem chi tiết
Tỉnh An Giang phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

​CHG - Quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát huy vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Trong đó, trọng tâm là xây dựng hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn với ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3