(CHG) Ngày 28/6, Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam- Liên bang Nga :Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực dệt may do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức.
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến, ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá cao sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước và tin tưởng rằng chương trình sẽ thành công tốt đẹp. Ông nhấn mạnh, hội nghị là một trong những hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga kết nối, trao đổi trực tuyến về khả năng hợp tác, kinh doanh, tiến tới giao dịch trực tiếp trong điều kiện cho phép.
Ông Andrey Pecherin – Trưởng ban Kinh tế, Cơ quan Đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu hàng may sẵn hàng đầu thế giới. Hàng dệt may Việt Nam nổi bật nhờ sự kết hợp giữa chất lượng cao và giá thành phải chăng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Liên bang Nga đang cân nhắc lựa chọn nội địa hóa các cơ sở sản xuất của họ tại Việt Nam.
![]() |
Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại lĩnh vực dệt may Việt Nam- Liên bang Nga |
Trong bối cảnh một số thương hiệu quần áo và giày dép lớn trên toàn cầu rút lui khỏi thị trường Liên bang Nga, việc hợp tác thành lập các liên doanh về may mặc càng trở nên phù hợp hơn, mở ra cơ hội lớn cho các công ty Liên bang Nga. Một trong những cơ hội đó là sử dụng các ưu đãi của Việt Nam và tái xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN.
Cũng tại hội nghị, ông Dương Hoàng Minh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga cũng đã cung cấp các thông tin về tình hình hợp tác thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh Covid-19, trọng tâm lĩnh vực dệt may. Ông chia sẻ, hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Liên bang Nga trong khối ASEAN và thứ 5 trong khu vực APEC, đồng thời là nhà cung cấp lớn cho thị trường Liên bang Nga nhiều sản phẩm, trong đó có các sản phẩm dệt may.
Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga chủ yếu là các sản phẩm gia công cho các thương hiệu thời trang hoặc thể thao của nước ngoài ZARA, BERSHKA, STRADIVARIOS, PULL AND BEAR, MASSIMO DUTI, MANGO, UNIQLO, NIKE, ADIDAS, PUMA…
Các sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga trên cơ sở hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác Liên bang Nga, mặc dù có tăng trưởng khá trong thời gian gần đây nhưng còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé. Có thể thấy, thương mại hàng dệt may giữa Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực để cung cấp các sản phẩm với chất lượng cao và giá cả phù hợp với thị trường Liên bang Nga.
Đến phiên hỏi đáp của hội nghị đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các diễn giả, đại biểu trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp chủ động đặt câu hỏi, tìm hiểu những vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, đối tác và những chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng như hoạt động xúc tiến đầu tư công nghiệp trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn còn diễn biến căng thẳng...
Tại phiên giao thương cùng ngày, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, chương trình giao thương đã kết nối trực tuyến cho khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga. Buổi giao thương sẽ được tiếp tục diễn ra vào ngày 29/6 với dự kiến 20 cặp doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga do Ban tổ chức sắp xếp.
(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết