Hội nghị WEF: Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với WEF


(CHG) Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2022 (Hội nghị WEF 2022) diễn ra từ ngày 22 đến 26-5, tại Davos (Thụy Sĩ), Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị. Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai đã trả lời phỏng vấn báo chí về sự kiện này.

Phóng viên (PV): Hội nghị WEF 2022 có chủ đề “Lịch sử ở giai đoạn bước ngoặt: Chính sách của Chính phủ và Chiến lược của doanh nghiệp”.

Đây sẽ là sự kiện trực tiếp về thúc đẩy hợp tác công-tư giữa lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và tập đoàn toàn cầu đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Đại sứ có thể chia sẻ thêm về các vấn đề sẽ được bàn luận tại hội nghị. Mục đích, ý nghĩa và nhận định của Đại sứ về chủ đề năm nay?

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Hội nghị WEF 2022 diễn ra ở thời điểm quan trọng khi thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đây là một trong những sự kiện lớn có sự tham dự trực tiếp của gần 2.500 nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO) và giới học giả.

Hội nghị nhằm mục tiêu thúc đẩy hợp tác công-tư, tìm giải pháp cho những thách thức cấp bách nhất của thế giới, như đại dịch toàn cầu, xung đột vũ trang tại Ukraine  cũng như các cú sốc địa kinh tế và biến đổi khí hậu (BĐKH). Chủ đề trọng tâm cũng như những giải pháp được thảo luận và đề xuất tại hội nghị thể hiện quan tâm và nguyện vọng chung của nhân loại hướng đến thịnh vượng, ổn định và phát triển.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa 62 Đại hội đồng WIPO. Ảnh: TTXVN

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Geneva phát biểu tại khóa 62 Đại hội đồng WIPO. Ảnh: TTXVN

PV: Đại sứ đánh giá thế nào về ý nghĩa việc Phó thủ tướng Lê Minh Khái tham dự Hội nghị WEF 2022?

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Từ khi Việt Nam và WEF thiết lập quan hệ năm 1989 đến nay, hợp tác giữa Việt Nam và WEF được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam thường xuyên cử đoàn tham dự các hội nghị thường niên của WEF tại Davos và khu vực.

Việc Phó thủ tướng Lê Minh Khái dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị WEF năm nay thể hiện Việt Nam coi trọng và thúc đẩy sự hợp tác với WEF cũng như cam kết của Việt Nam trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu như phục hồi từ đại dịch Covid-19, ứng phó với BĐKH, cũng như những thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên như khủng hoảng lương thực, an ninh mạng...

Ngoài ra, sau hai năm hoãn vì đại dịch Covid-19, Hội nghị WEF 2022 có sự tham dự của hàng nghìn lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân, cùng với gần 100 nhà tiên phong công nghệ và đổi mới toàn cầu-những công ty khởi nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh, công nghệ hứa hẹn nhất thế giới.

Vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội để lãnh đạo cấp cao Việt Nam trực tiếp giới thiệu với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, đầu tư lớn trên thế giới về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) trong giai đoạn mới, chủ trương mở cửa du lịch, quảng bá và thu hút thương mại, đầu tư và phục hồi kinh tế bao trùm, hướng đến chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, số hóa và bền vững, cùng với cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đề cao và thúc đẩy hợp tác đa phương, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

PV: Việt Nam sẽ có những đóng góp gì tại hội nghị, thưa Đại sứ?

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Chương trình Hội nghị WEF 2022 gồm các chủ đề chính bao gồm: Hợp tác toàn cầu; tái cân bằng kinh tế; xã hội, công bằng và sức khỏe toàn cầu; thiên nhiên, thực phẩm và khí hậu; chuyển đổi công nghiệp; đổi mới, quản trị và an ninh mạng.

Hội nghị đánh dấu một kỷ nguyên mới về trách nhiệm và hợp tác toàn cầu, trọng tâm là thiết lập các chiến lược và cung cấp các giải pháp cho các vấn đề lớn nhất của thế giới nhằm thúc đẩy các ưu tiên dài hạn về kinh tế, môi trường và xã hội-tất cả đồng thời củng cố nền tảng của một hệ thống toàn cầu ổn định trong một thế giới đa cực ngày càng phức tạp.

Tại Hội nghị WEF 2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái sẽ tham dự và phát biểu, chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam tại các phiên trọng tâm về “Chuyển hướng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu”, “Phát triển ASEAN số cho tất cả mọi người” và đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế tự cường cho tăng trưởng bền vững”.

Đây đều là những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của hội nghị, nhận được nhiều sự quan tâm của các nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, đồng thời cũng thuộc những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển của Việt Nam.

PV: WEF là diễn đàn hợp tác công-tư uy tín hàng đầu thế giới với mạng lưới thành viên là những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới và là nơi thúc đẩy những xu hướng, ý tưởng mới cho phát triển KT-XH ở phạm vi toàn cầu. Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của WEF đối với Việt Nam và quan hệ giữa Việt Nam và WEF?

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao tầm quan trọng của WEF đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam thời gian qua.

Bên cạnh các hoạt động tư vấn và đối thoại chính sách, hỗ trợ cung cấp thông tin về các xu hướng phát triển mới trên thế giới phục vụ công tác báo cáo và nghiên cứu, dự báo, tham mưu chính sách, WEF hiện đang thúc đẩy hợp tác với các bộ, ngành của Việt Nam theo lĩnh vực chuyên môn trong các lĩnh vực công nghệ, kinh tế số, nông nghiệp, lương thực, đào tạo kỹ năng, giảm rác thải nhựa.

PV: Quan hệ giữa Việt Nam và WEF thời gian qua đã phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt. Đại sứ có thể cho biết nội dung, định hướng hợp tác trong thời gian tới giữa Việt Nam và WEF?

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Nhân dịp tham dự Hội nghị WEF 2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái sẽ có buổi làm việc với Chủ tịch WEF Borge Brende về việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và WEF, thảo luận hướng đến ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và WEF trên cơ sở đề xuất của chủ tịch sáng lập WEF, tạo khuôn khổ cho các chương trình, hoạt động hợp tác trong thời gian tới giữa Việt Nam và WEF, cũng như mạng lưới các tập đoàn lớn quốc tế là thành viên của WEF, qua đó hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và hướng tới năm 2030, đồng thời thể hiện nỗ lực của Việt Nam với tư cách một đối tác tích cực của cộng đồng quốc tế trong các nỗ lực phát triển KT-XH trong giai đoạn bước ngoặt.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3