(CHG) Vừa qua 19/5, 21 khuyến nghị giúp giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái đã được đưa ra tại Hội thảo công bố một kế hoạch hành động để giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái do cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải Quan tổ chức. Việc giảm ùn tắc tại cảng Cát Lái sẽ tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm có khoảng 4,9 triệu container 20 feet (TEU) được xếp dỡ tại TP. Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 3 triệu xe tải, hoặc hơn 8.000 xe tải mỗi ngày qua lại trong và xung quanh thành phố để xếp dỡ container từ khu vực cảng. Cảng Cát Lái xử lý hơn 92% khối lượng này và chiếm khoảng 50% tổng khối lượng container của cả nước. Ngoài ra, xe phải xếp hàng 2-3h trước khi vào cảng, gây ách tắc giao thông xung quanh và dọc theo những tuyến đường dẫn vào cảng.
Nhu cầu giải quyết ùn tắc ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi thương mại quốc tế dần phục hồi. Ước tính khối lượng container qua cảng Cát Lái sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Điều này sẽ tạo áp lực khổng lồ lên hệ thống và hạ tầng hiện nay.
Dự báo lượng container tại cảng Cát Lái sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 |
Ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, khi thương mại quốc tế dần phục hồi sau tác động của Covid-19 thì việc giải quyết ùn tắc tại cảng Cát Lái lại càng được ưu tiên. Các giải pháp chống ùn tắc đã được nghiên cứu và trình bày tại hội thảo hôm nay khi được triển khai sẽ tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Đồng quan điểm, bà Ann Marie Yatishock - Giám đốc USAID Việt Nam cũng đánh giá, giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại dần phục hồi hậu Covid-19. Nghiên cứu tiền khả thi tại cảng Cát Lái do USAID thực hiện đã đề xuất một kế hoạch hành động cho cảng nhộn nhịp nhất Việt Nam này với mục tiêu giúp cảng có thể xử lý lượng container dự kiến sẽ tăng cao. “Nỗ lực này tái khẳng định cam kết của USAID trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, bà Ann Marie Yatishock khẳng định.
Kế hoạch hành động để giảm ùn tắc tại Cảng Cát Lát là kết quả nghiên cứu tiền khả thi về Chống ùn tắc và tạo thuận lợi trong hoạt động logistics tại cảng Cát Lái, được thực hiện bởi dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ thừ tháng 5/2020 đến tháng 3/2021.
Nghiên cứu đã xem xét một cách toàn diện các hoạt động của cảng trên diện tích 160 ha nhằm đánh giá hiệu quả vận hành, các điểm nghẽn và vướng mắc trong quá trình tăng cường năng lực xếp dỡ của cảng, đồng thời đưa ra 21 khuyến nghị dưới hình thức một kế hoạch hành động để chính quyền và các cơ quan hữu quan tại địa phương cân nhắc.
Những khuyến nghị này bao gồm: Tận dụng các giải pháp công nghệ thông tin để tăng cường luồng lưu thông tin và thông quan hàng hóa; bố trí hoặc mở rộng hạ tầng cảng và cải thiện công suất hoạt động...
Ngoài ra, thông quan dự án USAID invest, đơn vị cũng đang phối hợp với Cục hàng hải, Bộ Giao thông vận tải để xem xét những lĩnh vực có khả năng hợp tác công – tư để huy động vốn đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ được thực hiện trong 5 năm 2018 – 2023 với tổng vốn 21,7 triệu USD nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng cách tiếp cận quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan và kiểm tra chuyên ngành cũng như hỗ trợ tăng cường công tác thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dự án phối hợp với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính nhằm chuẩn hóa các thủ tục hải quan, tăng cường sự phối hợp ở cấp trung ương và cấp tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ hải quan. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ Việt Nam phát triển môi trường thương mại và đầu tư hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết